Về cách pha chế trà “Nhìn chung, cách pha trà của người Việt mình không khác mấy người Trung Quốc, người Nhật Bản, nhưng cách uống trà của mình khác rất nhiều so với họ”.
Trà Việt Nam được chia thành ba loại theo 3 cách thưởng thức trà khác nhau: trà hương, trà mạn và trà tươi. Trà tươi là cách uống trà cổ xưa nhất của người Việt, Có được một ấm trà ngon, thật không dễ dàng, bởi vậy mà cách thưởng trà cũng không thể đơn giản. người ta phải chọn lựa ấm – chén thích hợp với từng loại tiệc trà. Theo cách uống cầu kỳ cổ xưa, thường một bộ đồ trà có 4 cái chén quân và 1 cái chén tống để chuyên trà hoặc gạn trà. Nước pha trà lựa thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen trên mặt hồ, người ta đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sáng. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách dùng trà hợp lý như “trà dư, tửu hậu”, “tửu sáng, trà trưa”, “rượu ngâm nga, trà liền tay Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm đất nung nhỏ, được gọi là “Ngọc diệp hồi cung”. Và đối với họ, việc uống trà là cả một nghệ thuật và muốn có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi ngay từ đầu. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là “cao sơn trường thuỷ” rồi chắt ngay ra. Đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần thứ hai đổ nước vào ấm gọi là “hạ sơn nhập thuỷ” nên đổ nước cao, tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1-2 phút, có hương vị đượm đà, thơm tho quyến rũ. Khi rót trà phải chuyên đều các chén sao cho nồng độ trà như nhau bằng cách kê khít miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén tống rồi chia đều ra các “chén quân”. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hương trà phôi pha…
Đối với nhiều gia đình Hà Nội xưa, Nội thích uống trà ướp sen, nhài. Đặc biệt trà sen là một thứ trà để tiếp khách quý hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, ướp với hoa sen chưa bóc cánh với độ hương cao nhất. Nhưng lại có những người sành trà suốt đời chỉ uống trà “mộc” nghĩa là trà không ướp hương. dùng trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đó nhiều công phu. Những công phu đó, dần trở thành lễ nghi. Trong ấm trà ngon, người ta thấy phảng phất một mùi thơ và một vị triết lý. Các trà nhân từ xưa rất chú ý đến nghệ thuật thưởng trà với nhiều loại trà cụ (dụng cụ pha trà) cần thiết để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm giống như các thiền sư. người Hà Nội xưa còn có các hình thức Hội trà, uống trà thưởng hoa đầu năm, uống trà thưởng hoa quý và uống trà ngũ hương. Trong đó, hội trà là hình thức tụ họp cùng thưởng trà khi có trà ngon hay dịp đặc biệt của các cụ. Thưởng trà đầu xuân là thói quen của riêng các bậc tao nhân chốn kinh thành xưa. Thường thì trước Tết, đích thân các cụ đi chọn mua hoa đào, cúc, mai trắng, thuỷ tiên ở tận vườn, chuẩn bị loại trà ngon nhất. Sáng mùng một, con cháu dành riêng cho cụ những giây phút đầu tiên để tịnh tâm và ngắm hoa, thưởng trà, sau đó mới là cả đại gia đình cùng ngồi quanh bàn trà chúc thọ, đàm đạo thế sự, văn chương và dặn dò lớp con cháu.
Còn đối với người Huế xưa, họ sử dụng bộ ấm trà đất nung Mạnh Thần ( hiện nay bộ ấm trà này được xem là bộ ấm trà cổ từ thời vua Khải Định) Chiếc ấm có màu nâu đỏ, hình chum nhỏ gọn, nằm gọn trong lòng bàn tay. Điều đặc biệt của ấm Mạnh Thần là quai, miệng và vòi cùng nằm trên một mặt phẳng, trong khi những chiếc ấm thông thường thì phần quai và phần vòi đều cao hơn miệng ấm. Đi kèm với chiếc ấm là bốn chiếc chén nhỏ nằm trên một chiếc khay gỗ mun được chạm trổ tin h xảo. về phần trang phục, người ta thường mặc áo dài đen, khăn đóng bất kể ngày đêm, Khi uống trà cùng khách, mọi người thường đãi nhau kèm khay trầu và hộp thuốc lá sâu kèn. Tuần rót trà đầu, người ta tự tay chuyên trà (rót trà) ra các tách và bằng hai tay đưa tách trà lên ngang chân lông mày mời khách cùng nâng và uống từng ngụm. Qua tuần trà thứ hai, chủ nhà sẽ nhường việc pha trà cho “đồng ầm” (người ngồi uống trà cùng) ngồi phía tay phải, thường là người thân thiết. Câu chuyện với khách sẽ nở rộ sau tuần trà thứ ba. Sau đó, lính hầu được lệnh thay trà. Trong khi uống trà nếu giữa chủ nhà và khách không đồng tình về một nội dung nào đó thì người uống trà sẽ cầm tách trà đổ vào ống nhổ thể hiện sự bất bình.
Và cứ thế, thói quen uống trà đã trở thành mợt thú vui tao nhã, hướng nội, làm thanh tâm tĩnh trí, giúp chúng ta hõa nhã, dễ dàng kết giao tri âm, tri kỳ, Cho đến tận bây giờ, nhịp sống mới càng năng động và hiện đại thế mà trà vẫn giữ được nét đặc trưng riêng, sự khao khát tìm đến vẻ đẹp thuần khiết, bình dị của trà luôn giữ vị trí quan trọng trong một góc nhỏ của nếp sống người Việt. Bởi vậy, trà sẽ mãi toả hương trong dòng chảy văn hoá của dân tộc.