Trà thái nguyên chia sẻ Tìm bản chất Trà Đạo trong lịch sử
Trong những năm 2000, Đài Vô tuyến truyền hình và sách báo tạp chí ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu với khán giả và độc giả nghi lễ Trà Đạo Nhật Bản. Ngoài ra tại một số Hội chợ triển lãm kinh tế văn hoá, còn có những màn biểu diễn nghi lễ trong một ngôi nhà tre lá nhỏ với trà cụ mộc mạc đơn giản như gáo tre, ấm trà và bát đất nung.
Một số khách du lịch Việt Nam cũng kể lại với bè bạn, nhưng không mấy hào hứng, về những buổi du lịch văn hoá về nghi lễ Trà Đạo với vé vào cửa khá đắt, “ một thú vui nghệ thuật thư giãn cao thượng “ mà họ đã được dự ngay trên đất nước Phù Tang. Cảm giác chung của khách là uống loại trà xanh bột của Nhật không ngon, mà thao tác nghi lễ chào đón và quỳ rạp gập mình lại phiền toái, cứng nhắc cùng với những trà cụ thô sơ, thua xa đồ sứ hoa mỹ tinh tế, mẫu mã thanh lịch của Cảnh Đức trấn và Nghi Hưng – Trung Hoa, giới thiệu tại Hội chợ gốm sứ ở Hà Nội. Tuy nhiên còn có một số thông tin chưa đầy đủ về Trà Đạo Nhật Bản, nên xin bổ sung bằng tài liệu giới thiệu dưới đây.
Quá trình phát sinh, phát triển cuả Trà Đạo Nhật Bản.
(Theo The book of tea, Tokyo – 1906 (Okakura Kazuko, Trà luận), Tea cult of Japan, Tokyo – 1935 (Trà đạo của Nhật Bản) và Encyclopedia Japonica, Tokyo – 1983)
Năm 729, Hoàng đế Shomu ban thưởng tiệc trà nhập từ Trung Hoa Đời Nhà Đường cho 100 nhà sư của triều đình trong cung điện thời Nara (710 – 794). Nhưng chỉ sau khi rời đô sang Kyoto trà mới trở thành nét văn hoá dân gian phổ biến vào thời kỳ Heian (794 – 1185).
Năm 801, hoà thượng Saicho mang hạt chè Trung Hoa về trồng ở Yeisan. Năm 1191 vào thời kỳ Kamakura (1185-1333), hoà thượng Yeisaizenji học trường Thiền Tông phương Nam, Đời Nhà Tống, đem hạt chè về Nhật Bản trồng tại Uji, phía nam Kyoto. Từ đó nhà sư phổ biến đạo Phật Thiền Tông phương Nam lan truyền nhanh chóng ra khắp đất nước, cùng với tác phẩm Kissa-yôjô-ki, ca ngợi đặc tính dược liệu quý báu của trà.
Thế kỷ thứ XIII, nghệ nhân gốm sứ Tôshirô sang Trung Hoa học nghề gôm sứ Đời Nhà Tống; khi trở về nước đã mở lò gốm sứ gần Seito, một trung tâm gốm sứ lớn ngày nay.
Thế kỷ thứ XV, nghi lễ uống trà được thiết lập dưới sự chủ trì của Tướng quân samourai Ashikaga – Voshinasa. Trà đạo đã có quy phạm độc lập và tồn tại hàng thế kỷ ở Nhật Bản. Trà Đạo do ba người sáng lập gồm Murata Shukô, Takeno Jôô và Senno Rikyũ.
Học viên Senno Rikyũ và Takeno Jôô đã cách mạng hóa Trà đạo bằng cách thay thế trà cụ đắt tiền của Trung Hoa nhập nội, bằng trà cụ thô sơ bình dân dùng hàng ngày của Nhật Bản, với nhiều mẫu mã truyền thống dân tộc. Kích thước rất phù hợp với căn phòng Trà thất nhỏ bé. Việc sử dụng trà cụ Nhật Bản bình dân đã dấy lên một một phong trào sáng tạo trong mỹ nghệ gốm sứ và thúc đẩy khả năng tăng trưởng sôi sục, cung cấp trà cụ cho người dân thường. Người dân bắt đầu nhiệt liệt hưởng ứng Trà đạo. Sau khi nghiên cứu phong tục tập quán uống trà đã sáng lập Trà Đạo Nhật Bản, ra mắt tại chùa Kinh sơn tự, Senno Rikyũ (1552-1591) duyệt buổi nghi lễ theo phong cách wabi (có nghĩa là thô sơ, đơn giản), “ tĩnh lặng”, “ không có trang trí gì ”; làm cho nhân dân ưa thích. Các chủ nhân phòng trà wabi ưa thích nhất những trà cụ đơn giản, mẫu mã thô sơ.
Senno Rikyũ trở thành trà sư của nhà bá chủ độc quyền Tôytosu Heydôyshi, đưa nghệ thuật Trà đạo lên một vị thế chưa từng có trước đây. Nhưng hai người đã trở thành thù địch nhau về nghệ thuật uống trà. Mối mâu thuẫn sâu sắc này dẫn đến Tôytosu Heydôyshi yêu cầu Senno Rikyũ tự sát mổ bụng – harakiri.
Các Trường học Trà đạo mặc dầu khác biệt giữa nhiều trường phái, nhưng đều có một tinh thần nguyên tắc thống nhất. Kiến trúc nhà cửa, các vườn tược, trà cụ, trật tự và nghi lễ đều đúc cùng một khuôn phép không buông lỏng tuỳ tiện. Để nhắc nhở phương hướng đúng cho những môn đệ Trà đạo, Thiền tông Phật giáo nêu lên một khuôn mẫu cư sử; và từng vị thủ lĩnh của Trường phái phải là một học viên cần mẫn của Zen (Thiền).
Nghi lễ uống trà rất được thịnh hành ở Nhật thời Kakamura (1192 – 1333) của các thiền sư từ Trung Hoa về nước, nhằm uống trà để giữ trạng thái luôn luôn tỉnh táo, suốt trong thời gian dài ngồi Thiền. Thế kỷ thứ 15, nghi lễ này tập hợp một nhóm bạn bè trong một bàu không khí yên tĩnh uống trà và đàm đạo về nghệ thuật của hội hoạ, thư pháp, cắm hoa (hoa đạo), trưng bày ở gian phòng tokonoma, và phần lớn thời gian dành cho bình luận những ưu điểm của bộ đồ trà.
“ Hoà – Kính – Thanh – Tịnh ”
Trà Đạo có 4 nguyên tắc “ Hoà – Kính – Thanh – Tịnh ” để bồi dưỡng đạo đức và nếp sống xử thế văn minh trong xã hội con người. Trà đạo bao gồm bốn đặc điểm gồm có sự hoà đồng của các khách mời, sự tôn kính trà cụ hành lễ, sự tôn trọng không những của khách mời, mà cả sự tinh khiết của nghi thức Shinto, yêu cầu người tham gia buổi nghi lễ Trà đạo, rửa sạch tay và súc miệng, như là một cử chỉ biểu hiện của sự tinh khiết trước khi bước vào Trà thất.
Nhật Bản tôn vinh uống trà lên thành Trà Đạo, một triết lý về cái đẹp trong cuộc sống đời thường con người. Trà Đạo Nhật Bản gợi lên cho người uống trà một cảm xúc trong sáng, hài hoà, huyền bí và lãng mạn trong trật tự xã hội. Trà Đạo tôn thờ cái Chưa hoàn hảo, vì đó là một nỗ lực để thực hiện một khả năng có thể trong sự đời không có thể, mà chúng ta gọi là cuộc sống. Đây là một yêu cầu về tinh khiết, vì nó đòi hỏi thanh tịnh; đây là một đạo đức tiết kiệm, vì nó chứng minh cho chúng ta, hạnh phúc cuộc đời chủ yếu là sự đơn giản hơn là sự phức tạp phiền toái và chi tiêu hoang phí; đây là một thước đo tinh thần nhằm xác định vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Triết lý của Trà Đạo không chỉ đơn giản là một sự tôn vinh cái đẹp theo nghiã thông thường của từ ngữ, mà kết hợp với mỹ học và tôn giáo, còn giúp cho việc thể hiện khái niệm tổng hợp của con người về Thiên – Địa – Nhân. Trà Đạo chính là Đạo Lão ngụy trang. (Okakura Kazuko, 1906- The book of tea)
Trà đạo Nhật Bản đã thăng hoa vượt lên cao, trở thành một tôn giáo và nghệ thuật sống của con người. Trà đạo đòi hỏi sự tinh khiết và tế nhị nhằm tạo dựng cho chủ nhân và khách mời được thưởng thức những giây phút thư giãn, hạnh phúc và cao thượng trong cuộc sống đời thường hiện đại.
–> trà nõn tôm
CHADO, SADO, hay CHA NO YU – là một lễ nghi cao thượng ở Nhật Bản, có nguồn gốc Thiền (Zen) của Đạo Phật, nhằm tôn vinh cái đẹp trong cuộc sống đời thường. Đây là một biểu diễn nghệ thuật của khách mời và chủ nhà, theo những thao tác nghi lễ được quy định rất chặt chẽ.
Nhưng ngày nay chiến dịch giới thiệu sản phẩm rầm rộ về các loại đồ uống nhẹ đóng lon đặc biệt quan tâm nhằm vào lớp trẻ. Thị hiếu ưa chuộng mặt hàng này đang tăng lên cùng với tuổi trưởng thành của họ. Do đó, nhu cầu tăng vọt đối với các loại chè đóng lon cũng được nhìn nhận với thái độ hoài nghi hoặc ít nhất với những cảm giác không vui của một số người kỳ cựu hoài cổ về niềm kiêu hãnh của Trà đạo Nhật Bản với thế giới. Theo họ thì đây chính là minh chứng cho một nền văn hoá giật lùi. Các cuộc hội thảo và các khoá học về văn hoá trà Nhật bản truyền thống tuy đang có nhu cầu cao, nhưng không thể bơi ngược dòng nước thuỷ triều và quay ngược thời gian trở lại thời vàng son của nghi lễ trà đạo “Cha No Yu”.