CategoriesTrà & Ẩm Thực

Trà hoa dâm bụt – trà Hibiscus

Trà hoa dâm bụt – trà Hibiscus (còn gọi là cây Bụp giấm, Bụp chua hay Atisô đỏ), có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa Linn, tiếng Anh là Roselle, tiếng Pháp là Bissap, tiếng Trung là Lạc Thần Hoa, tiếng Thái là KraJiabDaeng, tiếng Lào là som phor dee ; cùng chi với cây Dâm bụt (H. rosa-sinensis), thuộc họ Bông (Malvaceae) là một loại trà thảo dược được pha bằng cách cho đài hoa. Cây này đã được trồng nhiều ở miền Trung nước ta, có đặc tính không kén đất ưa đất đồi núi và có khí hậu nóng ẩm. Theo báo Nông nghiệp Việt Nam thì từ đầu thập niên 90 đến nay, Bụp giấm (giống lấy từ Đức) được Công ty Dược liệu Trung ương II trồng nhiều ở Bà Rịa, Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận (với diện tích khoảng 400 ha để xuất khẩu). Năng suất khoảng 400 – 800kg đài khô/ha. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu, sau khi ngâm nước lại trở về trạng thái tươi.

 Hibiscus 4

Bộ phận dùng để làm trà là đài quả, Trà Hibiscus có vị chua cay, giống như quả nam việt quất, nên nhiều người thích uống trà này với thứ gì đó có vị ngọt. Nghiên cứu chỉ ra rằng trà Hibiscus còn có lợi ích làm thuốc. Trong trà Hibiscus có chất bioflavonoids, vitamin C và các khoáng chất khác có tác dụng chống oxy hóa chống lại các gốc tự do và tác nhân gây bệnh Trà Hibiscus có thể chống nhiễm trùng vi khuẩn nhẹ và cảm lạnh thông thường, thậm chí là thúc đẩy phản ứng miễn dịch.

 but_TSAL

Ngoài các tác dụng trên, chúng ta còn được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cchia sẽ về  các nghiên cứu của các nước khác về Cây hibiscus. Các nhà nghiên cứu Malaysia cho biết, nước ép từ lá đài tươi của Bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư. Ở Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh, chữa sỏi thận. Lá và cành chữa ho, hạt có tác dụng bổ dạ dầy. Gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu thấy một số hợp chất trong hoa Bụp giấm khi tác dụng lên gan mật giúp điều hòa được hàm lượng cholesterol trong máu, chuyển hóa chất béo giúp hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch gây tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, hạn chế hiện tượng béo phì và chống lão hóa. Lá làm nóng lên dùng để đắp vào các vết thương, vết bỏng hay là các vết nứt ở bàn chân.Tại Philippin, rễ Bụp giấm là thuốc bổ và kích thích tiêu hóa. Lá cây này còn thường dùng làm rau xanh hay nấu thành canh với tôm khô. Dầu ép từ hạt Bụp giấm và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Corynebacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: Aspergillus, Trychophyton, Cryptococcus…Tuy nhiên, chúng ta cần có ý kiến của bác sĩ trong việc sử dụng loại trà này để điều trị các bệnh lý nghiêm trọng

Cách pha trà: Trà Hibiscus có thể pha theo hai cách và uống nóng hoặc lạnh:

– Lấy 2-4 muỗng đài quả Hibiscus khô và đổ nước vừa phải, ngâm kín trong 10-15 phút thì lọc lấy nước uống. Nếu ai không muốn uống chua thì có thể thêm chút mật ong vào trà cho ngọt. Bạn cũng có thể vắt chanh hoặc bỏ thêm vỏ cam quýt hay vài mẩu quế để tăng thêm hương vị thơm ngon của trà.

– Hoặc bạn có thể ngâm đài quả Hibiscus khô trong nước 2 ngày (không yêu cầu đun sôi). Sau đó lọc lấy nước uống.

IMG_1599

 

Trả lời