Trà Long Tỉnh, còn được gọi là Trà Tây Hồ Long Tỉnh được biết đến là một trong 10 loại trà xanh tốt nhất Trung Quốc. Trà được đặt tên theo vùng sản xuất chè nổi tiếng đó là thôn Long Tỉnh – Trung Quốc.
Cũng có tương truyền, vào thời vua Càn Long, người đã từng ghé thăm một vườn trà Long Tỉnh. Thoạt đầu khi thử trà, vua Càn Long chưa ấn tượng… nhưng rồi một lúc sau ngài cảm thấy hậu vị thanh ngọt ngấm trong cổ và rất thích. Cũng từ đó trà Long Tỉnh trở thành phẩm vật tiến cung… Tên của trà theo truyền thuyết cũng do vua Càn Long đặt, khi ông nhìn xuống một giếng nước gần đó và thấy bóng của cây trà lung linh dưới nước, giống hình 1 con rồng đang bay lượn trong giếng, nên Càn Long đặt tên là Long Tỉnh Trà.
Trà Long Tỉnh là một loại trà danh tiếng bậc nhất trung hoa nên hầu hết được hái theo tiêu chuẩn hạng nhất, có nghĩa là phần lớn đều là trà một lá (mỗi đọt trà gồm một chồi non và một lá trà duy nhất). Trà Long Tỉnh cũng như các loại trà xanh ( Lục Trà ) hạng nhất, đều chỉ nên pha với nước nóng dưới mực sôi, độ chừng 89 độ bách phân mà thôi. Thời gian đợi trà thấm cũng nhanh hơn so với các loại trà khác
Giống như hầu hết các loại trà xanh khác, lá trà Long Tỉnh được xao khô để tránh quá trình lên men. “Quá trình lên men” ở đây được hiểu là quá trình những lá trà tươi sau khi hái dần mất đi mùi vị trà, kết quả của quá trình oxy hóa do các enzyme. Sự oxy hóa này bị ngăn chặn bằng việc sấy và làm bay hơi nước trong lá trà trước khi nó hoàn toàn bị héo. Khi được ngâm vào nước, lá trà Long Tỉnh sinh ra màu vàng xanh lá cây, mùi thơm dịu, vị đậm, có chứa Vitamin C và Axít amin.
Búp trà có màu xanh lá non, trên lá không có lông trắng như nhiều loại trà khác.Tùy theo chủng loại trà, màu lá trà sẽ xanh đậm đi và mùi trà cũng sẽ không được thơm như những loại trà tốt. Để phân biệt các loại trà thì chúng ta có thể phân biệt từ các đặc điểm như màu lá, mùi thơm và hương vị của trà. Đối với trà Long Tỉnh các đặc điểm như “màu xanh tươi, mùi hương nồng thơm mát, hương vị trà thanh khiết và hính dáng mỹ miều” chính là yếu tố để nhận dạng
Trung bình mỗi hộp trà Long Tỉnh có khoảng 25.000 đọt lá. Người ta thường phải hái trà vào buổi sáng. Công việc sấy trà cũng rất khác biệt, người làm công việc này không dùng bất kỳ một dụng cụ nào ngoài hai bàn tay của họ.
Long Tỉnh trước Thanh Minh :Loại trà được uống vào những tháng đầu tiên trong năm trước tiết thanh minh. Được làm từ những ngọn trà rất non hái trước tiết hàng năm 10 ngày Thanh minh, ngày 5 tháng 4 hàng năm.Trong 10 ngày ngắn ngủi, những nhánh trà non trên đỉnh cây trà sẽ chỉ được hái bởi những người hái có kinh nghiệm, sau đó được chế biến rất đặc biệt; do đó, Long Tỉnh trước Thanh Minh luôn đắt hơn những loại trà Long Tỉnh khác
Sư Phong Long Tỉnh: Một loại trong nhóm Tây Hồ Long Tỉnh, được trồng ở đỉnh Sư Tử. Loại trà này được đánh giá là loại trà có chất lượng cao nhất Trung Quốc; có vị tươi, hương thơm nồng và lưu lại rất lâu, có sắc xanh hơi vàng. Vị tươi mát, hương thơm đậm và bền. Lá trà dẹp, màu xanh nhạt. Một số người làm trà không đứng đắn đã làm giả màu trà này để bán trà với giá cao.[1]
Mai Gia Ô Long Tỉnh: Một loại trong nhóm Tây Hồ Long Tỉnh. Loại trà này nổi tiếng với màu xanh ngọc bích rất hấp dẫn. Những hàng trà đầu tiên năm 2005 có thể được bán với giá 6000 Nhân dân tệ 1 kg trực tiếp từ người trồng.
Bạch Long Tỉnh: Không phải là một loại trà Long Tỉnh thật sự nhưng có những nét giống đặc tính thông thường của Long Tỉnh. Loại trà này có xuất xứ từ An Cát, thuộc tỉnh Chiết Giang. Được chế biến từ những năm 80 thế kỷ trước từ một loại cây trà trắng và do đó rất khác thường, nhiều người nói răng nó chứa hàm lượng Axít amin cao hơn các loại trà xanh thông thường.
Tiền Đường Long Tỉnh: Loại trà này sinh trưởng ngày ngoài vùng loại trà Tây Hồ Long Tỉnh sinh sống, tại Tiền Đường. Loại trà này không cao cấp bằng loại trà Tây Hồ.
Ngày nay, trà Long Tỉnh trở thành một thứ trà rất thời thượng của dân uống trà. Nó cũng vẫn thường được coi là quốc trà của Trung Quốc và là loại đồ uống yêu thích của các nhà lãnh đạo Trung Quốc; đồng thời cũng thường xuyên được dùng để mời các vị khách quý cấp nhà nước.
Nguồn: Sưu Tầm