Nhật Bản không những có nền kinh tế phát triển, mà nhu cầu trà đạo cũng phát triển không ngừng.Với lịch sử phát triển hơn 500 năm lịch sử, trà đạo là hoạt động đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà điều làm nên điểm đặc biệt cho hoạt động nghệ thuật này chính là cách pha trà và thưởng thức trà. Có thể nói rằng nghệ thuật trà đạo tại Nhật Bản hội tụ những tinh hoa cả về tinh thần lẫn nghệ thuật đầy nét cổ kính của chính những con người ở xứ sở hoa anh Đào.
Có bốn nguyên tắc cơ bản trong trà đạo Nhật Bản: Hòa – Kính – Thanh – Tịnh chính là 4 chữ thể hiện tinh thần của trà Đạo.Chúng ta không thể diễn tả một cách đầy đủ ý nghĩa của 4 chữ trên bằng ngôn từ, nhưng sơ bộ có thể hiểu như sau: Hòa có thể được hiểu như sự hài hòa giữa Trà Nhân và Trà Thất, giữa những Trà Nhân với nhau, và giữa Trà Nhân với những dụng cụ pha trà. Nó như một sợi dây tạo một mối giây liên kết khăng khít về những hiện hữu tại giây phút hiện tại. Nói nôm na thì 4 chữ “Hòa – Kính – Thanh – Tịch” có nghĩa là “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa dùng trà với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “Thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người cảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.
Vì được hình thành dựa trên triết lý Thiền, nên thật ra nghi thức Trà đạo Nhật Bản nhằm thể hiện các triết lý Phật giáo Thiền tông.Theo triết lý Thiền, thì con người là một tiểu vũ trụ nằm trong đại vũ trụ là thế giới tự nhiên. Cuộc sống của con người có rất nhiều điều chưa lý giải được nguyên nhân và bản chất. Để lý giải được những thắc mắc, con người phải hoà tâm trí mình vào tự nhiên – nói cách khác là để tiểu vũ trụ hoà vào đại vũ trụ – bằng cách tĩnh lặng tâm trí, không bị chi phối bới bên ngoài. Các nhà sư thì dùng cách Tọa thiền nơi sơn dã, tĩnh lặng để thực hiện triết lý trên. Hoặc là xây dựng những phong cảnh hoang dã giả tạo nơi khuôn viên chùa để thực hiện việc toạ thiền. Còn người dân Nhật Bản đã thực hiện triết lý trên thông qua nhiều phương cách khác nhau, trong đó có việc thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật Bản.
Vậy thì ý nghĩa đích thực của “Trà đạo” trong văn hoá Nhật Bản phải được hiểu là “Hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”. Cảm nhận chât riêng, rất bịnh dị, gần gũi, mộc mạc từ thiên nhiên qua những tác trà. Như thế đó, Trà đạo là một phần thể hiện cách sống của người Nhật Bản trong thời đại hiện nay
Nguồn: Sưu Tầm