Nguồn gốc của Trà có thể được tìm thấy khoảng hơn 4000 năm ở Trung Hoa. Không ai có thể chắc chắn cuộc pha trà đầu tiên được diễn ra ở đâu và vào thời điểm nào. Những câu chuyện về nguồn gốc của Trà hầu như có vẻ thần thoại hơn là sự thật. Chuyện kể rằng: Một người đứng đầu trong những chuyện cổ tích rất thành thạo về y khoa, Thần Nông, đã khám phá Trà như là một loại dược thảo vào năm 2737 trước Tây lịch. Một ngày kia, đang đun nước dưới cây trà, có vài chiếc lá trà rơi vào ấm nước sôi của ông. Sau khi uống thử vài ngụm trà ấy, ông phát hiện mình có một năng lực kỳ diệu, và ngay lập tức đã xếp trà vào danh sách các loại thảo dược của mình.
Vào thời kỳ đầu, được xem như cống phẩm và dược liệu, Trà trở nên một thứ thức uống phổ thông nhất vào triều đại Tây Hán. Các tu sĩ Phật giáo bắt đầu trồng nó chung quanh các tu viện. Về sau, dưới triều đại nhà Minh (1368-1644), ngành kinh doanh Trà đã có một phần đóng góp cao hơn trong hệ thống kinh tế quốc gia, và “Bộ Trà Mã” được lập ra để quản lý ngành kinh doanh Trà.
Một tu sĩ Phật Giáo đã giới thiệu Trà đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6, và về sau vào thế kỷ 16, một nhà truyền giáo Bồ Đào Nha cũng đã giới thiệu nó đến Châu Âu. Từ đó, lịch sử của Trà đã bắt đầu được coi là thức uống quốc tế. Sự giao lưu thương mại giữa Trung Hoa và các nước phương Tây ngày một lớn mạnh bắt đầu từ triều đại nhà Thanh. Khi Hoàng đế Trung Hoa “ngự hít” điếu thuốc lá đầu tiên được mang đến từ Châu Âu, thì Nữ hoàng Anh Quốc cũng đang nhấm nháp tách trà đầu tiên. Vào khoảng năm 1615, các thương gia Anh Quốc với công ty Đông Ấn Độ nhận thức được sự có mặt của Trà. Trà đã nhanh chóng được truyền bá khắp Châu Âu và gần 100 năm sau, khối lượng trà nhập khẩu vào Anh tăng từ 100 pound/năm lên đến hơn 5 triệu pound/năm. Điều này đòi hỏi cần phải có nhiều phương tiện lớn mới mang được tải trọng trà như thế từ Trung Hoa.
Đi cùng với trà là đồ gốm Trung Hoa. Để sắp xếp cho những con tàu lớn này, người ta đòi hỏi phải có vật dằn đối trọng (vật nặng để giữ thăng bằng cho tàu thuyền khi không có hàng). Trên hành trình Đông tiến của họ, vật nặng đó thường bao gồm chì, lưu huỳnh… mà nó có thể trao đổi mậu dịch với Trà của phía Trung Hoa. Họ cần thêm một số hàng hoá rẻ và cân bằng khối lượng cho hành trình trở về, và đồ gốm là giải pháp hoàn hảo.
Khác với Trà cần phải tốn thời gian cày cấy, và chỉ có thể sinh trưởng trong một vài vùng khí hậu nào đó, đòi hỏi duy nhất cho đồ gốm chỉ cần đất sét và thợ thủ công. Cả hai thứ này thì rất nhiều ở Trung Hoa. Người Trung Hoa đã háo hức cung cấp hàng hoá đồ gốm cho phương Tây, và họ xem việc “đổi đất lấy vàng” này như một ngành lao động. Vào cuối thế kỷ 18, hàng triệu sản phẩm gốm sứ được sản xuất để xuất khẩu.
Lợi ích của uống Trà:
Lợi ích của việc uống Trà được viết rất nhiều trong các sách cổ của Trung Quốc. Riêng về lợi ích sức khoẻ, có sách viết như sau: “Uống trà đúng cách giúp giải khát cũng như tiêu hoá, tiêu đàm, tránh sự buồn ngủ, kích thích sự hoạt động của thận, tăng cường thị lực, minh mẫn trong tinh thần, xua tan sự uể oải và làm tiêu mỡ.”
Trong những năm gần đây, những đặc tính y học thần kỳ của Trà đã được các nhà khoa học chấp nhận một cách nghiêm túc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống bốn cốc Trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm sự nguy hiểm cho hoạt động bao tử, ung thư phổi cũng như bệnh tim. Bên cạnh nhiều tính chất khác, Trà xanh có chứa một loại dược tính gọi là ECGC. Đây là loại độc nhất vô nhị có khả năng chống ung thư ở mọi giai đoạn, từ ngăn cản hoá chất sinh ung thư đến chặn đứng sự lan tràn các khối u. ECGC có sức chống chất ôxy hoá mạnh gấp 100 lần so với vitamin C, và gấp 25 lần so với vitamin E.
Nguồn: sưu tầm