CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÂY HỒNG TRÀ VÀ CÂY TRÀ XANH

Cây trà xanh_loại cây không còn quá xa lạ với chúng ta nữa. Còn cây hồng trà thì sao? Bạn có bao giờ thắc mắc cây hồng trà và cây trà xanh có sự khác biệt nào không cũng như hồng trà và trà xanh?

Trà xanh
Trà xanh

 

Hồng trà
Hồng trà

 

 

Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về cây hồng trà và cây trà xanh qua bài viết mà trà Thái Nguyên muốn giới thiệu tới bạn sau đây.

Thực tế hồng trà và trà xanh đều có nguồn gốc từ cây trà xanh nhưng do cách chế biến nên có tên gọi cũng như nhiều điểm khác nhau.

* Điểm khác đầu tiên về 2 loại cây này đó là màu sắc: Trong cách chế biến cây hồng trà chuyển thành màu nâu đỏ, còn tà xanh không được lên men nên có màu xanh của lá trà.

* Khác nhau về quy trình sản xuất.

– Đối với trà xanh: 

Để sản xuất trà xanh, lá trà được thu hoạch, làm khô héo, sau đó được làm nóng lên thông qau phương pháp hấp ( phong cách Nhật Bản) hoặc sao khô theo phương pháp kiểu Trung Quốc. Qúa trình này tác động, làm ngừng quá trình oxy hóa để lá giữ được màu sắc và tinh tế cũng như hương vị tươi.

– Đối với hồng trà:

Để sản xuất hồng trà, lá cây hồng trà được thu hoạch và khô héo, sau đó nghiền nát, rách, cong hoặc cuộn để oxy hóa trước khi được sấy khô. Kết quả là những chiếc lá sẽ có  màu tối nhưng mang một hương vị mạnh hơn và thơm hơn.

hồng trà 2

* Khác biệt về hàm lượng caffeine.

So với trà xanh thì hồng trà thường có lượng caffeine cao hơn. Tuy nhiên lượng caffeine không phải lúc nào cũng như vậy, hàm lượng caffeine có thể thay đổi vào các phương pháp về giống cây trồng, chế biến và sản xuất trà.

Hàm lượng caffeine trong trà xanh khoảng 24-40 mg mỗi ly và hồng trà khoảng 14-61 mg mỗi ly.

pha-tra-ngon

* Khác biệt về chất chống oxy hóa.

Trà xanh và hồng trà đều chứa chất chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa ung thư và các bệnh khác. Trong nhiều năm nghiên cứu tập trung vào các tính chất sức khỏe của trà xanh và hồng trà các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hồng trà có tác dụng tốt đối với sức khoẻ. Con số cụ thể phụ thuộc vào quá trình oxy hóa hoặc không oxy hóa sẽ cho ra các hợp chất chống oxy hóa của trà khác nhau.

 

 

CategoriesTrà & Sức khỏe

NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG TRÀ XANH

Trà xanh_thức uống quen thuộc hầu hết với mọi gia đình hiện nay. Chính bởi trà xanh có rất nhiều công dụng bổ ích như thanh lọc cơ thể, giảm cân, chống ung thư. Tuy nhiên để thật sự hiệu quả khi sử dụng trà xanh cần phải chú ý tới những tác dụng phụ khác.

Trà Thái Nguyên
Trà Thái Nguyên

Trà Thái Nguyên khuyên bạn nên có những lưu ý sau khi uống trà xanh.

– Tránh uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí tiết, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết và gây khó chịu ở cổ họng.

– Tránh uống trà xanh khi bạn đang đói: Lý do là bởi trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…Điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.

– Tránh pha trà xanh để quá lâu: Nếu trà để quá lâu sẽ khiến trà bị oxy hóa, nhiễm vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

– Tránh uống trà xanh trước bữa ăn: Nếu như bạn muốn có bữa ăn ngon thì khuyên bạn không nên uống trà,  bởi trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.

tan man voi tra

– Tránh pha trà xanh lại nhiều lần: Khi đó cấc nguyên tố vi lượng trong trà sẽ mất dàn, khiến trà mất ngon.

– Tránh uống trà  xanh ngay sau bữa ăn: Axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. . hãy uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.

– Tránh uống nước trà xanh đã để qua đêm: Khi bạn để nước trà qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, nếu uống sẽ không tốt cho sức khỏe.

– Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.

– Tránh kết hợp đường và nước trà: Vì có thể làm mất chất dinh dưỡng và hương vị của trà. Nếu bạn muốn uống ngọt hãy pha trà với mật ong.

– Tránh uống trà xanh trước khi đi ngủ: Bởi trà xanh là nguyên nhân khiến giấc ngủ bạn không được ngon giấc.

doi tra

– Phụ nữ trong thời kỳ “đèn đỏ” không nên uống trà xanh: Nếu uống trà xanh trong giai đoạn này sẽ khiến bạn bị mất máu nhiều hơn. Đặc biệt hơn chứng táo bón đi kèm trong thời kỳ này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bạn uống trà xanh.

Trên đây là những lưu ý nhỏ trà Thái Nguyên muốn các bạn lưu ý và nhớ khi uống trà xanh.

CategoriesTrà & Sức khỏe

KHỎE – ĐẸP CÙNG TRÀ XANH

Trà xanh dường như là thức uống quen thuộc, là thứ không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt. Ngoài công dụng chống ung thư, bảo vệ răng miệng,..thì trà xanh còn được biết đến với công dụng làm đẹp cho da, tóc tuyệt vời.

Cùng trà Thái Nguyên tìm hiểu những cách chăm sóc tóc, dưỡng da với trà xanh nhé!

tra1

1. Chống nắng hiệu quả

Để chống lại cái nắng gắt trong những ngày hè, bạn hãy pha cho mình một ấm trà rồi dùng gạc bông tẩm nước trà thoa đều lên những phần da hở trên cơ thể như mặt, cổ, tay, bàn chân. Nước trà có tác dụng rất tốt trong việc chống nắng.

2. Dưỡng da

Để sở hữu làn da mịn màng bạn hãy ủ trà với nước khoáng có pha một chút đường. Dùng bông gạc sạch tẩm dung dịch này và thoa lên mặt vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

3. Làm trắng da, mờ vết nám

Bạn sử dụng hỗn hợp gồm nước trà xanh và bột Bạch Chỉ và đắp lên mặt. Massage nhẹ nhàng và thư giãn để dưỡng chất ngấm vào da mặt.

4. Chống sạm da

Đun sôi một thìa cà phê búp chè cùng 25ml nước, om trong khoảng 30-40 phút rồi lọc lấy nước trong, để nguội sau đó dùng bông thoa đều lên mặt, cổ trong buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Cách này giúp bạn tránh được sạm da do tiếp xúc với nắng nóng.

3393-dap-mat-na-bang-tra-xanh-02

5. Làm mềm da

Trộn 2 thìa cà phê nước trà xanh cùng 100g mật ong, sử dụng bông thoa đều lên mặt và giữ trong 15-20 phút và rửa sạch với nước ấm. Hãy sử dụng thường xuyên để có làn da như ý muốn.

6. Làm mờ, xóa thâm quầng mắt

Dùng bông gạc thấm nước trà đặc đã nguội và đắp lên mắt để trong 10 phút hoặc bạn có thể thay đổi miếng bông trong vòng 1,2 phút. Bạn nên thoa kem dưỡng da dành riêng cho vùng mắt sau khi đắp nước chè. Ngoài ra bạn cũng có thể sửu dụng túi trà đã pha đắp trực tiếp lên mắt.

 

 

 

CategoriesCâu hỏi về Trà

CÁCH PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI TRÀ

Trà là thức uống của đại đa số người dân Việt Nam, chính vì thế hầu hết 3 miền Bắc Trung Nam nơi nào cũng có sự hiện diện của  trà. Chính vì lí do đó đã tạo nên sự phong phú cũng như đa dạng cho trà. Với mỗi vùng miền trà lại được chia ra nhiều loại khác nhau, nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là cách phân biệt một số loại trà hay dùng.

nguon goc1 (13)

Trà nụ: nụ còn non được ví như nụ hạt tiêu, được hái trong khoảng tháng 9-10 dương lịch. Nếu phơi trong nắng sẽ nhanh khô nhưng nụ sẽ chuyển màu đỏ kém chất lượng. Vì thế hầu hết trà nụ được phơi trong bóng râm để cho ra màu xanh bắt mắt. Trong trà nụ lượng cafein chỉ chiếm khoảng 2%, ít kích thích nên rất được  sự tin dùng của người già và phụ nữ.

Trà tươi: là bao gồm các lá trà non và già, còn xanh tươi, đưuọc hái vềkhông qua chế biến. Rửa sạch, vò trà bằng tay cho vào ấm cùng nước đun sôi, ủ khoảng 5 phút và chắt ra uống. Nước trà có màu xanh tươi lục diệp.

Trà Bạng: Chủ yếu là các lá trà già được giã nát hoặc băm nhỏ thành đoạn ngắn 2mm- 1cm, trà có màu xanh đen và hơi đỏ. So với các loại trà khác, trà Bạng có tỷ lệ lớn nhất về chát béo: 7.14%, tanin 5,25%, tro tổng số 4.3%, tro hòa tan 1.4%, đạm 1.25%.  Cũng như chè tươi lá chè Bạng không chế biến chỉ sấy nhẹ qua không có lông tuyết.

Trà Mạn: là giống trà truyền thống của vùng chè cổ miền núi phía Bắc, nguyên liệu non, 1 tôm 2,3 lá non, thường giống với trà Shan tuyết, có cuống dài và được chế biến hoàn toàn thủ công.

Trà ông long
Trà ông long

Trà ô long: là thành phẩm của quá trình: trà nguyên liệu -> làm héo và lên men kết hợp -> sao và vò kết hợp sấy khô -> bán thành phẩm. Nước trà màu vàng kim óng ánh, vị đậm mạnh, hương thơm đặc biệt.

Trà hương: loại trà được ướp bởi các loại hoa khô như hoa ngâu, hoa sói, hoa nhài, hoa sen,..với các cách ướp, công đoạn khác nhau. Khi uống trà mang hương thơm của nguyên liệu ướp rất thơm và ngon.

Trà hòa tan: ở dạng bột, tơi xốp và rất mịn. Thường có màu vàng nhạt (trà xanh) và màu nâu nhạt (trà đen). Tuy nhiên vì quá trình chế biến công phu và nhiều giai đoạn chiết xuất, cô đặc và sấy, nên trà thường có hương nhạt so với các trà khác.

Trà dược thảo: sản phẩm của sự kết hợp giữa trà đen và một loại dược liệu khác như cỏ ngọt, vừa có vị trà lại vừa có tác dụng chữa bệnh.

CategoriesTrà & Sức khỏe

Có nên cho trẻ uống trà giảm béo phì?

Sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế Việt Nam và sự xuất hiện của nhiều thương hiệu thức ăn nhanh lẫn đồ uống ngoại đã dẫn đến một hệ luỵ: tỷ lệ trẻ em bị béo phì ở Việt Nam vượt xa mức trung bình của thế giới. Trong khi đó trà càng ngày càng cho thấy được nhiều lợi ích sức khoẻ, cho nên nhiều bậc cha mẹ cũng băng khoăn là có nên cho con mình uống trà?

Câu trả lời là có hoặc không. Điều này tuỳ thuộc vào độ tuổi và sức khoẻ của con bạn; và nhiều yếu tố khác như lượng trà, loại trà và cả chất lượng của trà nữa.

travatre

Nguyên nhân chính mà các bậc cha mẹ không muốn con em mình uống trà chủ yếu là do trong trà có chứa caffeine. Mặc dù lượng caffeine của trà chỉ bằng 1/2 hay 1/3 so với cà phê nhưng một lượng nhỏ caffeine vẫn có ít nhiều tác dụng không tốt lên trẻ em chẳng hạn như bồn chồn lo lắng, khó chịu dạ dày, nhức đầu, khó tập trung và mất ngủ. Tuy nhiên, nhiều người không biết là trong các loại thức uống có gas vẫn có chứa caffeine và còn chứa nhiều các hoá phẩm nhân tạo độc hại cho sức khoẻ khác. Và điều quan trọng là thức uống có gas và các loại nước ngọt KHÔNG hề có thành phần dinh dưỡng nào ngoại trừ đường, nguyên nhân chính dẫn đến béo phì ở trẻ em.

Sự thật là trà vẫn có tác dụng tốt lên trẻ em nhưng bạn cần phải biết cách sử dụng hợp lý. Nhà dinh dưỡng học nổi tiếng người Anh, Tiến Sĩ Carrie Ruxton đã chỉ ra trong báo cáo mới nhất của mình rằng một hàm lượng caffeine hợp lý lại có tác dụng rất tốt lên thể chất và sức khoẻ ở trẻ em. Báo cáo bao gồm nhiều cuộc thử nghiệm và khảo sát cho thấy trẻ em làm bài kiểm tra tốt hơn sau khi được cho uống trà vì caffeine trong trà giúp trẻ tập trung tốt hơn, tăng trí nhớ và linh hoạt hơn. Bà cũng cho biết là không hề có tác hại xấu nếu cho trẻ dưới 6 tuổi uống tối đa 2 tách trà mỗi ngày và từ 2 đến 3 tách trà cho trẻ sau 6 tuổi.

Nếu bạn có thể cho con mình uống nước ngọt hàng ngày, tại sao lại không thay thế bằng trà? Vì đơn giản nước ngọt cũng có chứa hàm lượng caffeine như trà nhưng chẳng hề có tác dụng nào ngoài giải khát. Trong khi đó trà ngoài những lợi ích nêu ở trên, trà còn có nhiều tác dụng tốt lên sức khoẻ của trẻ em như làm răng chắc khoẻ (chống sâu răng), giảm cholesterol xấu và đường trong máu (giảm nguy cơ bệnh tim và béo phì) và thậm chí giúp ngừa được nhiều căn bệnh nghiêm trọng ở độ tuổi lớn hơn.

Để giảm caffeine có trong trà, khi pha trà bạn cần thực hiện bước tráng ấm hay còn gọi là rửa trà đó là khi trà đã có trong ấm, bạn cho một ít nước sôi ngập mặt trà, để ngâm chừng 20-30 giây rồi đổ hết nước trà đi. Tác dụng của bước này là làm sạch lá trà, làm nóng ấm trà và quan trọng là khoảng 70% caffeine sẽ bị bỏ đi sau bước này.

Một điểm khó khăn khi cho trẻ uống trà là trà thường có vị đắng và cho dù bạn có cho bao nhiêu đường vào đi chăng nữa thì vẫn không thay đổi được gì. Vị đắng có trong trà là do chất tannin được trà tiết ra, để tránh vị đắng thì khi pha trà bạn nên cho một chút xíu bột soda vào ấm trà hoặc tách trà vì bột soda có tác dụng giảm nồng độ tannin có trong trà. Ngoài ra bạn cũng có thể pha trà nhanh có nghĩa là ngâm trà chừng 1-2 phút là rót ra uống vì càng để lâu thì tannin tiết ra càng nhiều nên trà càng đắng.

Bạn cũng có thể lựa chọn một số loại trà ít có vị đắng ở gian hàng của Danh Trà. Chưa kể các sản phẩm đều là trà sạch giúp đảm bảo sức khoẻ cho gia đình bạn nữa!

Nguồn: Sưu tầm