CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Trà Đạo và Thiền trong Phật Giáo

Bài trước trà thái nguyên đã chia sẽ cho các bạn về câu chuyện của trà trong phật giáo thì hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về nét văn hóa đó nhé.

Có thể nói giữa trà đạo và Thiền trong phật giáo có một mối liên kết mạnh mẽ với nhau. Như Tô Đông Pha, một thi sĩ nổi tiếng và là một người tinh thông đạo Phật, đã ca ngợi trà có tánh chất tinh khiết và giống như một người có đức hạnh cao quý, trà không sợ bị hư hỏng, giống như những tu sĩ trong phật giáo

Trà đạo là bao hàm về nghệ thuật pha và uống trà, có thể giúp ta tiếp xúc với cội nguồn tâm linh ấy. Có lẽ do nguyên tắc của Trà đạo nằm sẵn trong nguyên tắc sống thiền: hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng. Nền giữa trà và Thiền luôn có một sự găn kết đặc biệt

Thiền cũng chỉ là một tông phái chủ yếu của Phật giáo, nên các nguyên tắc trên vốn là sự bất khả phân giữa hiện tượng bên ngoài và thế giới bên trong. Sự hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng của trà thất, của trà chủ (người mời) và trà khách (người được mời) vốn là sự hợp nhất của tâm và cảnh, của thế giới bên ngoài và thế giới bên trong nơi mỗi chúng ta.

Ở các thiền viện thuộc dòng Lâm Tế (Rinzai), các buổi thiền trà được diễn ra một cách nhanh chóng và lặng lẽ. Sáng sớm, các thiền sinh thức dậy vào lúc 3 giờ sáng, vệ sinh cá nhân rồi vào thiền đường. Thiền sinh phụ trách pha trà (trà giả) với các chén trà đã lau sạch bóng cùng ấm trà nóng. Thiền sinh bưng khay đựng chén trà đến trước mỗi hai thiền sinh, cúi đầu chào. Hai thiền sinh chắp tay xá đáp lễ và mỗi người lấy cái chén nhỏ để trước mặt mình. Lần lượt như vậy cho đến khi mọi người đều có chén, người thiền sinh khác phụ trách mời trà đem bình trà đến giữa mỗi hai người, trịnh trọng cúi chào và châm trà. Khi mọi người đã có trà trong chén, một tiếng báo hiệu vang lên, mọi người để tâm vào hơi thở nhẹ nhàng thoải mái, nâng chén trà lên và uống trà hoàn toàn trong tĩnh lặng.

dsc_5432 Ảnh: Sưu Tầm

Các thiền đường dòng Tào Động (Soto) không uống trà vào mỗi buổi sáng như trên mà chỉ vào các dịp đặc biệt trong tháng. Vị thiền sư mời tất cả thiền sinh uống một tách trà quý do một cư sĩ biếu ngài. Trong những dịp ấy, vị thầy thường ân cần nhắc nhở môn sinh nỗ lực tu hành tinh tấn để thâm nhập vào sự kỳ diệu của tâm giải thoát.

Cũng không giống như thưởng trà trong đời sống thế tục, cũng có nét gần gũi với thưởng trà của các văn nhân sĩ phu, thưởng trà đạt đỉnh cao nhất trong Phật giáo là đạt đến ý vị thẩm mỹ của trà. Ý vị thẩm mỹ là ý vị của một quy trình đi từ những vị chát đến vị ngọt tự nhiên của lá trà, tức là từ quá trình xuyên qua thẩm thấu cho được trong vị chát có vị ngọt, vị thơm nhẹ nhàng nhưng bền lâu. Khi thưởng trà, vị chát, đắng ban đầu mất đi và đọng lại là mùi thơm của hương trà và vị ngọt nhẹ nhàng của trà. Quy trình nay lại chính trùng khớp với quy trình tu luyện để đạt tới trạng thái đốn ngộ trong Thiền Phật.

Phải chăng sự trùng hợp này là nguyên nhân cốt yếu, là duyên lõi của mối thâm duyên này. Khi người ta thẩm xuyên qua được vị chát cũng chính là lúc con người hưởng được vị ngọt, hương thơm của cuộc đời, Phật tử ngộ ra cảnh giới hạnh phúc, nhà Lão Trang ngộ ra đại mỹ của vũ trụ.. Có lẽ chính vì lý do này mà nhiều nghìn năm nay Trà và Phật giáo đã bén duyên và thâm duyên cùng nhau đi qua thời gian, xuyên qua không gian, bện quyện vào nhau vừa thâm tình, ý vị vừa khó nhận biết.

Trả lời