Nghệ thuật pha trà – BSTTN Phần 6
Giống như các loại nước giải khát khác, trà ngon hay dở tùy thuộc vào khẩu vị của từng người.
Có người thích loại trà Bắc pha thật đặc, uống vào chát sít cổ họng.
Người khác lại chuộng trà Nam của Đà Lạt hay Bảo Lộc, lá to, cánh dày, được sao tẩm với các loại hoa như hoa lài, hoa sen, hoa ngâu…
Có người lại thích uống trà Thái Nguyên, bởi Trà Thái có một hương vị rất đặc biệt.
Khi mới uống thì cảm giác hơi đắng nơi đầu lưỡi, nhưng sau đó là vị ngọt khó tả.
Khi pha, nước rất đẹp và được nước. Pha đến lần thứ 3, thứ 4, màu nước vẫn sánh.
Khi có trà ngon, phải biết cách pha thì mới được nước ngon. Làm thế nào để được nước trà ngon?
Theo những người sành trà, cần phải chú ý các yếu tố sau:
Ấm chén pha trà
Dùng ấm sành hoặc ấm sứ giữ nhiệt lâu là tốt nhất. Các loại ấm này có nhiều kiểu dáng như trái lê, trái cau, trái hồng, trái nhót…
Các cụ ở nông thôn thường chuộng ấm trái quýt và chén hạt mít, hay còn gọi là chén mắt trâu.
Ở thành phố, người ta thường pha trà vào bình nhựa hoặc bình inox có giỏ lọc.
Ở phía Nam, người ta thích dùng trà đá trong những cái ly lớn.
Nước dùng để pha trà
Tốt nhất là nước mưa, hoặc nước giếng đá ong. Nước mưa hứng giữa trời là tốt nhất, vì tinh khiết.
Ở thành phố, có thể dùng nước máy nhưng để một thời gian cho bay hết mùi hóa chất khử trùng.
Nước tinh khiết hoặc nước qua bình lọc cũng là lựa chọn tốt.
Khi đun nước, nên dùng bếp than hoặc bếp ga để tránh mùi lạ thấm vào nước, như mùi khói hay mùi dầu hỏa.
Pha Trà
Trước khi pha, rót ít nước sôi tráng ấm, đổ đi rồi mới cho trà vào. Dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà, tránh dùng thìa kim loại.
Rót nước sôi ngập trà, để vài phút cho ngấm rồi mới rót đầy ấm.
Nhiệt độ nước pha tùy loại trà: trà mộc nước sủi tăm (khoảng 80°C), trà hương chỉ cần nước sôi lăn tăn.
Không nên dùng nước sôi sùng sục để chế vào trà vì có thể làm “cháy” trà, khiến trà trở nên chát.
Rót Trà
Tính số người uống để ước lượng nước sôi cần rót.
Thông thường, nhà sản xuất đã tính sẵn số nước trong ấm vừa đủ cho số chén đi kèm.
Nhưng nếu số người uống ít hơn thì không cần rót đầy ấm.
Muốn uống thêm, rót tiếp nước sôi. Làm như vậy để trà khỏi chín nhừ, không mất hương vị và tránh bị nồng.
Chú ý khi rót trà, chỉ rót mỗi chén một ít. Sau đó rót tiếp lượt hai để các chén đều nhau.
Khi rót, miệng ấm kề sát miệng chén, từ từ đưa ấm lên cao để có tiếng nước rót róc rách mà không bắn ra ngoài.
Rót sao cho mức nước trong từng chén đều ngang nhau. Từng thao tác phải thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng.
Ánh mắt chăm chú, miệng hơi mỉm cười… Đó chính là nghệ thuật rót trà.
Trà Thái Nguyên
Pha trà là nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh tế từ việc chọn nguyên liệu, ấm chén, nước pha đến cách rót trà.
Mỗi yếu tố đều góp phần tạo nên một chén trà thơm ngon, đậm đà và đầy tinh túy.
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về nghệ thuật pha trà và thưởng thức trà, để trân trọng hơn giá trị của văn hóa trà Việt.
Bạn có thể tham khảo thêm về Trà Thái Nguyên, sạch và chính gốc.
Các bài viết về Trà , Các loại Trà Xanh và Thực phẩm tốt cho sức khỏe tại Việt Nam.