Nước trà là loại nước uống rất phổ biến trên thế giới, có thể nói là chỉ xếp sau nước uống thông thường. Nước trà được chế biến bằng cách ngâm lá, chồi, hay cành của cây chè vào nước sôi trong vài phút. Trà là một nguồn caffein, theo phylline và chất chống oxy hóa (antioxidant) tự nhiên, trong đó quan trọng nhất là catechin với chủ yếu là epigallocatechin-3-gallate.
Trà xanh – thức uống có lợi cho sức khỏe
Trà không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ.
Với một liều lượng vừa đủ, nước trà cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu mỗi ngày, bạn cho trẻ uống 2 – 3 ly (0,5 – 2g trà/ ly), uống vào buổi sáng và uống khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đản bạch chất, đường và chất fluoride cho cơ thể.
Tác dụng của trà được cơ thể trẻ nhỏ phản ứng lại một cách tích cực.
- Trà còn có thể chống chứng biếng ăn;
- Tốt cho việc tiêu hóa;
- Giúp các em thanh nhiệt cơ thể…
Hàm lượng fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng. Ngoài ra, dùng những chén trà xanh thật đặc, khi còn nóng thả vào vài viên đá để kết tủa tannic acid và dùng nước trà rửa mặt hoặc tắm cho trẻ sẽ làm cho làn da mịn màng hơn.
Cho trẻ uống trà xanh đúng cách để tốt cho sức khỏe
Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Bạn nên lưu ý liều lượng trà mỗi ngày của trẻ.:
Trẻ càng nhỏ càng phải lưu ý về liều lượng. Uống nhiều nước trà sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể các em tăng lên, tăng gánh nặng cho tim và thận.
Uống trà quá đậm, sẽ làm cho trẻ hưng phấn thái quá, nhịp tim tăng nhanh, dẫn đến mất ngủ.
- Trà cũng làm giảm hấp thu kẽm nên không có lợi cho trẻ nhỏ:
Nhất là những trẻ đang bị suy dinh dưỡng do nhu cầu về kẽm rất cao. Như vậy, những người bị thiếu máu đang trong thời gian uống viên sắt bổ sung, người đang bổ sung kẽm, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai đang cần nhu cầu sắt, kẽm cao thì không nên uống trà.
- Khi trẻ đang sốt cũng không nên sử dụng nước trà:
Trà có tác dụng sinh nhiệt nhờ làm tăng cường li giải mỡ của cơ thể, đồng thời nước trà cũng làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.
Với những người khó ngủ, đặc biệt là trẻ nhỏ với nhu cầu về thời gian ngủ cao, không nên sử dụng trà, nhất là vào buổi tối vì tác dụng gây hưng phấn thần kinh làm khó ngủ hơn. Do tác dụng tăng tiết dịch dạ dày, không nên sử dụng trà cho trẻ nhỏ do lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày còn mỏng manh, dễ bị loét, tương tự với người có tiền căn loét dạ dày tá tràng. Trà cũng là tác nhân gây bón ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người già hoặc người có nhu động ruột yếu.