CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Góc văn hóa Nhật – Ấm gang Tetsubin

Theo chè thái nguyên chia sẻ Góc văn hóa Nhật – Ấm gang Tetsubin

Uống trà là một tập tục rất lâu đời trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Mỗi quốc gia có những tâp tục và trường phái đặc chưng riêng trong cách thưởng thức trà của họ. Trà Đạo của Nhật Bản hay Công Phu trà của Trung Quôc là những ví dụ tiêu biểu về hình thức cũng như nội dung, lãnh đạo trong các trường phái trà. Sự kết hợp của năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ từ xưa đã được đề cập đến như một cách pha trà ở đảng cấp cao. Tuy nhiên, việc kết hợp ấy quả thực không dễ. Thí dụ, Hỏa thịnh thì dẫn đến nhiệt dộ cũa nước cao, làm cho lá trà bị cháy. Thủy thịnh thì hương trà nhạt nhẽo. Mộc thịnh thì trà chát vả đắng (thường là trà xanh và Oolong). Thổ thịnh thì hương trà cũng bị hấp thụ mạnh thay vào đó là mùi đất rất nồng. Đặc biệt, nếu Kim thịnh thì kim khí (mùi tanh kim loại) sẽ át mất hương trà. Thế nên trong cách uống trà cùa người Trung Hoa và Việt Nam thường loại bỏ đi yếu tố Kim này để tìm hương vị thuần kiết trong lá trà. Người Nhật thì khác, hình thước với họ là yếu tố quan trọng hơn bởi họ với trà là với Đạo. Thế nên, trong chén trà của người Nhật có sự hiện diện đủ của ngũ hành. Nồi đun nước Kama và ấm đun nước Tetsubin là những dung cụ thường ngày của người Nhật xưa.

Tetsubin12

I. Giới thiệu ấm gang Tetsubin.

Ấm đun nước Tetsubin là dụng cụ bình thường trong mọi nhà của người Nhật xưa. Hình thức và kích cỡ của ấm khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và bề thế gia đình. Có ấm bằng sắt bằng đồng thậm chí là băng bạc, tuy nhiều nhất vẫn là bằng gang. Người Nhật xưa sử dụng ấm cho nhiều mục đích, như nấu ăn, pha trà, hâm rượu Sake và thậm chí là để sưởi ấm cho mùa đông. Nổi tiếng nhất là ấm gang Tetsubin ở vùng Iwate. Trong đó, Morioka và Mizusawa nổi tiếng bởi chất liệu gang gọi là Nanbu-Tekki. Có những xưởng làm ấm đã truyển qua 15, 16 thế hệ như Suzuki Morihisa. Trẻ hơn thì có Kunzan hay Seikodo cũng 4,5 thế hệ và đẳng cấp của những nghệ nhân luyện gang này đều đã ở trình quốc gia. Thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20 vùng Kyoto cũng có những bậc thầy trong lãnh vực này.

Trong giới uống trà phương Tây ngày nay họ rât thích thú trong việc đun nước pha trà với ấm gang Tetsubin bởi sau khi nếm thử vị trà pha từ nước đun với ấm Tetsubin, hầu hết họ đều nhận thấy sự khác biệt, hương trà nồng hơn và vị thì đậm đà hơn. Đặc biệt với người Trung Quốc, họ thấy hương vị trở nên tuyệt hảo khi pha trà Phổ Nhĩ với nước đun từ ấm gang Tetsubin. Tuy nhiên, theo người Trung Quốc nhận định thì ấm Tetsubin không thích hợp cho các loại trà xanh đặc biệt là Oolong vì mùi tanh kim loại lấn át hương vị trà. Tuy không còn tồn tại đến ngày nay, nhưng những xưởng làm ấm Tetsubin như Long Văn Đàng hay Quy Văn Đàng tại Kyoto thì được biết bởi những chiếc ấm cổ có niên đại vài ba trăm năm tuổi mà giới uống trà ngày nay đều mong có được. Mười năm cách đây, giới chơi trà Đài Loan đã thu thập những chiếc ấm gang cũ này từ Nhật và sau quá trình sửa chữa, họ bán ra lại thị trường với giá cao hơn nhiều lần nhưng lượng người mua thì không ngớt.

II. Đặc điểm ấm gang Tetsubin.

Giống như sắt, khi sử dụng ấm gang trong thời gian dài, ấm thường bi rỉ sét gây mất thẩm mỹ. Ấm Tetsubin có nhiều loại, bằng bạc hay bằng kim sa, loại chất liệu đặc biệt dùng để chế tạo kiếm rất khó bị rỉ sét hoặc không rỉ sét. Tuy nhiên, ấm Tetsubin thường là bằng gang. Thế nên người Nhật thường cho thêm một loại thảo dược đặc biệt gọi là Urushi để chống lại sự rỉ sét. Với những ấm gang Tetsubin đã dùng hàng trăm năm, ấm thường có một lớp rỉ màu trắng bên trong ấm. Giống như ấm tử sa dùng lâu năm thì tinh trà sẽ dọng lại trên thành ấm, ấm gang Tetsubin dùng lâu, tinh của nước sẽ tạo thành lớp gỉ này để chống lại sự rỉ sét trong ấm. Thực chất ra, tinh của nước ở đây (lớp gỉ màu trắng) chính là các ion kim loại được lưu lại trên ấm. Nói cách khác lớp gỉ này hình thành từ loại nước thường dùng để đun trong ấm và hương vị của nước đun được cũng lưu lại trên ấm. Thế nên những ấm Tetsubin cũ thường đun ra những loại nước có hương vị riêng, chẳng cái nào giống cái nào. Những người mua ấm Tetsubin cổ đã khó khi lựa chọn ấm, lại càng khó khi lựa chọn loại ấm thích hợp với loại nước mình dùng.

III. Phân biệt ấm gang Tetsubin và ấm trà bằng gang

Ấm trà bằng gang thường có lớp men mỏng bên trong, công dụng giống như ấm trà bằng sứ dùng để pha trà. Nhiếu người tưởng nhầm dùng loại ấm gang này để đun nước nhưng không phải. Nhiệt độ gang và lớp men là khác nhau nên khi đun trên bếp lửa sẽ dẫn dến sự rạn nứt trên lớp men. Thêm một đặc điểm nữa, loại ấm này thường có thêm phễu lọc trà. Ấm gang Tetsubin chỉ dùng để đun nước, bên trong không có lớp men và kích cỡ thường lớn hơn so với ấm trà bằng gang.

IV. Lợi ích cùa ấm Tetsubin

Theo sở nghiên cứu sức khỏe Nhật Bản, lượng sắt cần thiết cho cơ thể hàng ngày là 10mg cho người bình thường và 20-23mg với phụ nữ có thai. Sử dụng ấm Tetsubin sẽ dễ dàng hơn trong việc cung cấp các ion sắt cho cơ thể. Sắt là thành phần chính của hemoglobin trong các tế bào máu đỏ. Chức năng của tế bào máu đỏ là cung cấp oxy cho các cơ quan tương ứng trong cơ thể. Đặc biệt, lượng sắt góp phần vào việc cải thiện hệ miễn dịch, cũng như cải thiện chức năng gan, táo bón, mang lại lợi ích cho bệnh nhân huyết áp thấp và ngay cả đối với những người có vấn đề vô sinh.

Trả lời