CategoriesChưa phân loại

Trà xanh Thái Nguyên – Hương vị ngày tết

Mỗi dịp tết đến xuân về, người người lại quay về với ông bà, cha mẹ, gia đình sum vầy bên mâm cơm đầy ấp những câu chuyện vui. Ngày tết, người ta thường ngồi quây quần bên nhau trò chuyện, câu chuyện bắt đầu bằng ấm trà nóng, miếng mứt ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, cười đùa tâm sự.

Trà không chỉ dùng để uống theo nghĩa thường, mà chính là giao hòa với đất trời thiên nhiên vào ngày xuân mới. Biết thưởng thức trà mới hiểu được giá trị thực sự của trà. Câu chuyện đầu năm bao giờ cũng mang nghĩa cử tốt đẹp, người ta vừa uống trà vừa nếm vị ngọt của bánh mứt và chúc nhau những điều tốt đẹp mang theo không khí tốt đẹp của những ngày đầu năm mới, gắn kết mọi người gần nhau hơn.

huong vi ngay tet

Từ lâu, có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”  nhưng không biết từ lúc nào trà đã trở thành một thức uống không thể thiếu trong những câu chuyện đầu năm, trong tâm hồn người Việt một cách tự nhiên, thầm lặng. Có lẽ do trà mang lại cho ta cảm giác trải qua một phần của cuộc sống, những lúc thăng trầm của cuộc đời.

Thưởng trà ngon đặc biệt là trà Thái Nguyên bao giờ ta cũng phải nếm vị đắng của nó trước rồi sau đó chính là vị ngọt. Đó cũng chính là thưởng trà như ngẫm lại một năm, một phần cuộc đời đã qua có những lúc phải trải qua khó khăn, gian khổ để rồi ta mới nhận được những thành công ngọt ngào. Quy luật cuộc sống là vậy, và uống trà là để ta chiêm nghiệm lại triết lý ấy. Trà mang ý nghĩa thanh tao nhưng cũng đơn giản. Ngày tết, là ngày ta có thời gian để nghỉ ngơi, để ngẫm lại về năm đã qua, trong quá trình đó có thêm vị trước đắng sau ngọt của trà sẽ là một điều hoàn hảo!

Sotaydulich_Kinh_nghiem_du_lich_bui_Thai_Nguyen_08 (1)
Trà ở đâu cũng có, nhưng để thưởng thức được trà ngon, để không bỏ lỡ điều hoàn hảo thì ta nên chọn cho riêng mình một thương hiệu trà ngon. Trà xanh Thái Nguyên – Hương vị ngày tết. Với niềm tin là trà ngon miền bắc, Trà Thái Nguyên hân hạnh góp phần làm thi vị hơn cho cuộc sống của bạn mỗi dịp tết đến xuân về.

CategoriesChưa phân loại

Quà tặng ngày tết

Mỗi dịp tết đến xuân về, con cháu lại tụ họp và chúc tết , biếu quà ông bà, cha mẹ. Thời gian trước những món quà biếu có thể là câu đối dâng lên tổ tiên, bánh mứt, một chai rượu hay thậm chí là chỉ là một gói trà bình dị, nhỏ nhắn xinh xinh. Tất cả đều thể hiện một tình cảm quan tâm lẫn nhau. Có thể người xa xứ không trực tiếp thăm hỏi nhưng thông qua món quà biếu ngày tết càng thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Ngày nay, quà biếu ngày tết không thể thiếu trong những chuyến thăm hỏi ông bà, cha mẹ, bạn bè,… Giá trị của quà biếu không thể hiện qua giá cả của nó mà qua tâm ý của người biếu, nhất là cái tâm của con cháu đối với bề trên. 

Ai cũng mua quà biếu, nhưng có mấy ai thực sự chú tâm chọn quà biếu thể hiện lòng mình chứ không phải mua vinh, làm cho có vẻ biếu tặng. Thường khi chọn quà biếu ta nên quan tâm đến công dụng của nó đối với người tặng và khả năng của mình. Các món quà với giá phải chăng nhưng tốt cho sức khỏe và mang ý nghĩa cao đẹp chính là mối quan tâm của nhiều người. Ta thường thấy những giỏ quà ngày tết với nhiều loại bánh mứt phổ biến, và hộp trà với nhãn hiệu đơn thuần. Nhìn chung, những giỏ quà ấy tiện lợi, dễ mua và không mất nhiều thời gian chọn lựa, nhưng điều đó sẽ làm cho người nhận quà không hiểu được sự quan tâm của bạn dành cho họ.

Vào ngày tết bánh mứt là thứ không thể thiếu ở mọi nhà, nên biếu bánh mứt thì mang nét chung, nếu như bạn thật sự quan tâm đến ngôn ngữ cuộc sống này thì bạn việc tặng một vài gói trà ngon được bao gói trang trọng, chính là món quà tốt cho đối phương. Trong cuộc trò chuyện bên những câu chuyện hấp dẫn hay đơn giản mà có thêm vị trà hậu ngọt, hương trà thơm ngon  chính là điều tuyệt vời!

tui-tra-hut-chan-khong
Trà Thái Nguyên vinh hạnh được các khách hàng tin dùng để trở thành món quà biếu đặc biệt là các dịp lễ, tết  trong thời gian qua. Với khát khao mang vị trà Thái Nguyên chính gốc đến với người tiêu dùng, chúng tôi đã cho ra nhiều loại trà khác nhau mang trọn hương trà bắc được đóng gói tỉ mỉ xứng đáng là món quà có ý nghĩa cho người thân.

 

CategoriesChưa phân loại

Tản mạn về trà

CÂU CHUYỆN QUANH BÀN TRÀ

Đầu năm, tết đến xuân về, người ta lại quây quần bên nhau trong không khí đất trời giao thoa, trăm hoa đua nỡ với muôn ngàn sắc thắm. Ngày tết, bao câu chuyện với biết bao chủ đề thú vị hay đơn giản đều mang con người lại gần nhau hơn. Bánh mứt ngon ngọt, nước trà ấm nóng, hương trà nhàn nhạt chính là không gian xúc tác cho câu chuyện được duy trì, gợi hứng thú cho người tham gia.

uongtraThường bên bàn trà, những người đàn ông bàn nhau về việc làm ăn, về vườn tược ,… Trong suốt câu chuyện dài không biết hồi kết, hương trà luôn quây quanh bên câu chuyện, vị thanh ngọt của trà được giữ lại trong miệng làm ta không thấy mệt mỏi, chán nản trong suốt cuộc trò chuyện. Trà được pha rồi rót vào từng tách trà của mỗi người, vừa nói chuyện vừa nhâm nhi nước trà mà quên mất thời gian, đến khi phát hiện hết trà pha thêm bình mới, hay hết bình này đến bình khác thì mới nhận ra câu chuyện đã kéo dài quá lâu. Khi uống trà người ta sẽ nhâm nhi từng ngụm nhỏ, giữ lại trong miệng rồi mới uống, việc này giống như làm thấm giọng cho người nói hay có thể là thư giãn, để lắng mình lại trong những quay cuồng của cuộc sống.

Uống trà và trò chuyện với nhau đã trở thành một phần không thể thiếu hay chính là một nét đẹp văn hóa của ngày Tết sum vầy, ấm cúng. Ngày tết là ngày mà ta tạm gác lại những công việc, thoát khỏi những bộn bề của cuộc sống để quay về với cuộc sống nhàn, được hòa mình vào thiên nhiên, vào những câu chuyện không hồi kết của những người bạn tri âm bên bàn trà mang theo hương sắc nhẹ nhàng làm người ta cứ chìm mãi vào nó.

CategoriesChưa phân loại

TRÀ XANH _ “MỸ PHẨM” XANH CHO PHÁI ĐẸP

LÀM ĐẸP
TRÀ XANH _ “MỸ PHẨM” XANH CHO PHÁI ĐẸP

Ngoài sức khỏe tốt, ngoại hình đẹp chính là ao ước của hầu hết các bạn gái. Trên thị trường, rất nhiều các dòng mỹ phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu làm đẹp này. Nhưng vấn đề đặt ra là các mỹ phẫm đó liệu không mang lại tác dụng phụ nào? ảnh hưởng ngầm đến sức khỏe? hay hơn hết chính là chi phí đắt đỏ của nó. Việc làm đẹp từ thiên nhiên đang được nhiều bạn trẻ quan tâm, với chi phí thấp, làm đẹp không thua kém gì các dòng mỹ phẩm và hơn hết là an toàn với sức khỏe với làn da nhạy cảm của bạn gái. Trà xanh-sản phẩm làm đẹp ưu việt, chắc chắn có thể thỏa mãn được khát vọng có sức khỏe tốt và ngoại hình thu hút của phái đẹp.

images

Có nhiều cách để bạn tận dụng được những lợi ích mà trà xanh mang lại, như:
Dưỡng da:
Với những làn da dễ bị hư tổn, việc bảo vệ khỏi những tác nhân ánh năng, bụi,… là việc khó khăn. Bạn chỉ cần tận dụng bã trà, đắp trực tiếp trên da sẽ làm cho da mềm, mịn, đầy sức sống.
Xóa thâm quần mắt:
Với những ai thường xuyên phải thức khuya, gặp khó khăn với đôi mắt thâm quần, bạn chỉ cần dùng bông thấm vào nước trà đặc, sau đó để vào ngăn mát của tủ lạnh. Sau 15 phút, bạn lấy ra và đắp lên mắt trong khoảng 10 phút, vết thâm sẽ dần biến mất trong thời gian nhanh chóng.
Chống nắng:
Với cái nắng gắt thì việc bảo vệ làn da là thiết yếu. Ngoài việc, khoác lên mình những phụ kiện chống nắng, bạn hãy tận dụng nước trà, thấm lên da trước khi ra ngoài. Việc này sẽ đảm bảo cho bạn bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại một cách hiệu quả nhất.
Ngoài những công dụng trên, trà xanh còn làm cho tóc khỏe, mượt; giữ dáng đẹp, chống lão hóa, thu nhỏ vết chân lông,…
Với nhiều chức năng làm đẹp, trà xanh xứng đáng là sản phẩm mang lại cho bạn một vẻ đẹp từ bên trong cơ thể đến ngoại hình .

Với những công dụng trên, Trà Thái Nguyên đảm bảo cung cấp cho khách hàng những lá trà nguyên chất với chất lượng đảm bảo. Đồng hành cùng bạn trong cuộc sống khỏe, đẹp.

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Cái ấm đất và bộ chén trà Nguyễn Tuân tặng Thạch Lam

Trời mới vừa hửng sáng, đám sương mù dầy đặc từ đêm hôm trước như có linh hồn của một người yêu công việc thấy được ánh sáng đầu ngày đã vội vàng tản mát trên mặt nước Hồ Tây, như những người thợ cần mẫn vội vã đến nơi làm việc. Phía trong làng hoa Yên Phụ, những người trồng hoa đã bắt đầu gánh sản phẩm của những ngày lao động vội vã đi về phía đê Yên Phụ rồi tản mát đến các khu họp chợ để phân phát hương thơm và mầu sắc cho những thiếu nữ mộng mơ. Trên đê Yên Phụ lúc đó, người phu xe cũng vừa ngừng chạy, đặt hai cái càng xe xuống mặt đường. Một người đàn ông tầm thước mặc đồ âu tây trắng, đội mũ phớt trắng chậm rãi bước khỏi xe. Ông cẩn thận ôm trên tay một cái bọc vải mầu nâu gụ, dặn dò thời gian người phu xe trở lại đón rồi thong thả đi xuống đê, rẽ vào con đường làng nhỏ ngược chiều với những gánh hoa đủ mầu sắc. Qua cái đình có vẽ hình một con hổ vàng vằn đen, phía trước đình là một cái ao dài và nhỏ còn vương lại mấy lá sen tàn, ông nhẹ nhàng đẩy cánh cổng gỗ của căn nhà đầu tiên trên đường. Đó là một căn nhà tranh vách đất nằm bên cạnh Hồ Tây, một bụi tre khẽ lay động trước nhà và ông nhìn thấy phía bên nhà ngó ra hồ những cành liễu rũ xuống lấp lánh lá còn ướt sương. Ông đứng trước cửa nhà bằng tre, khẽ gọi: chị Lân, chị Lân. Cánh cửa hé mở, một người đàn bà nhỏ nhắn vấn tóc trần thò đầu ra: à anh Tuân, anh đến chơi sớm. Nhà tôi đang ở phòng viết, mời anh vào chơi. Người đàn ông bước vào nhà, để cái bọc vải trên mặt bàn bằng gỗ, cũng vừa lúc đó chủ nhân ở căn phòng nhỏ bước ra. Chủ nhân người gầy, cao, nét mặt thanh tú, đôi mắt sâu và lông mày rậm. Hai người bắt tay nhau: anh ngồi chơi, lâu không thấy anh tới tưởng anh lại đi giang hồ đâu xa. Hai người ngồi xuống hai chiếc ghế mây ở hai đầu bàn, người khách mở gói vải bầy ra mặt bàn một bộ đồ trà và một hộp trà nhỏ: xin chị cho một ấm nước sôi. Chủ nhà tò mò ngắm nghía bộ đồ trà: một cái ấm trà mầu đỏ chu sa, một cái đĩa bàn lòng chảo bằng sứ men trắng dưới lòng đĩa có vẽ hình những con kỳ lân với những cái đuôi dài quấn vào nhau, tựa như một tấm bản đồ cổ. Một cái chén tống và một chén quân có cùng một họa hình như cái đĩa bàn, còn một chén quân khác vẽ cảnh bốn người ngồi trong thuyền ngoạn cảnh bên bờ nước có những tảng đá lớn có một cái cây nhỏ vươn ra. Trên thành chén quân này có bẩy chữ Tầu, ắt hẳn là một câu thơ. Chủ nhân cười hỏi: không biết đây có phải là bộ đồ trà trong “những cái ấm đất” và “ chén trà trong sương sớm” chăng. Tôi nào có nghi ngờ những điều anh viết đâu. Khách biết là chủ nhân chỉ hỏi đùa, ông vẫn cảm cái ơn tri ngộ của một người bạn văn cùng nòi tình khi viết những lời phê bình cảm động cuốn truyện ngắn ông mới in. Tôi cũng có việc sắp phải đi xa nên đến cùng anh uống vài chén trà từ biệt. Cũng xin để tặng anh bộ đồ trà của gia đình. Khi nào anh uống trà sẽ nhớ đến Nguyễn này. Một cái hỏa lò đã được mang lên cùng một cái ấm đồng, than trong hỏa lò đã đỏ lửa, bọt than nổ tí tách. Khách mở hộp trà Thiết Quan Âm mới tìm mua được hôm qua rồi khéo léo và từ tốn pha trà. Hai người im lặng thưởng thức trà rồi nhẹ nhàng nói những chuyện văn chương chữ nghĩa. Họ có nhiều chuyện để nói với nhau bởi đó là hai nhà văn cùng tuổi, cùng thời, cùng nổi tiếng vì những bài viết sâu sắc và tinh tế về nghệ thuật ẩm thực và những thú vui tao nhã xưa và nay. Cả hai cùng mới dứt bỏ được ả phù dung, một người vừa in Ngọn Đèn Dầu Lạc, người kia đã có trong tay bản thảo Mười Năm Đèn Lửa. Phải chăng họ là Bá Nha Tử Kỳ của Văn Chương.

 nguyen-tuan-tang-thach-lam

Tôi vẫn thường tưởng tượng một cảnh gặp gỡ như vậy giữa Nguyễn Tuân và Thạch Lam. Mẹ tôi khi còn sống không bao giờ (và có lẽ cũng vì tôi không hỏi) nói về cái buổi Nguyễn Tuân đến nhà tặng Thạch Lam một bộ đồ trà. Chỉ có lần thấy mẹ tôi bầy cái ấm trà và cái đĩa có ba chén trà men trắng vẽ hình lam xanh trên bàn thờ vào một ngày giỗ Thạch Lam, bà nói với chúng tôi: cái ấm trà và mấy chén trà này do nhà văn Nguyễn Tuân tặng cậu, hồi còn sống cậu quý lắm. Tôi nhớ đó là những ngày chúng tôi đã vào ở trong Nam và tôi mới chập chững ở ngưỡng cửa trung học, mới bắt đầu lạc lõng vào thế giới văn chương tiền chiến, biết đôi điều về Thạch Lam và Tự Lực Văn Đoàn. Tôi vẫn chưa bao giờ tự hỏi và tìm hiểu bộ đồ trà này lưu lạc ở đâu, từ ngày Thạch Lam mất đi, ngày 27 tháng sáu năm 1942, ba ngày sau khi tôi ra đời. Sau khi cha tôi mất, mẹ tôi chỉ nán ở lại căn nhà cây liễu cạnh Hồ Tây đôi ba tháng, bà tôi vì thấy cảnh nheo nhóc của ba đứa cháu nội, cho người đón chúng tôi về trại Cẩm Giàng và giao cho mẹ tôi làm quản gia cho trại. Ở đây ba chị em chúng tôi đã sống những ngày tháng êm đềm cho tới khi phong trào toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Lúc đó bà nội tôi đã xuất gia, khi ở chùa, khi về thăm trại. Khi phong trào tiêu thổ kháng chiến được phát động, gia đình tôi đã theo đoàn người tản cư chạy ngược lên miền bắc, dần dà đến trú ngụ ở một làng nhỏ và rất nghèo vùng Nhã Nam, Yên Thế. Trong những ngày đầu của cuộc tản cư gia đình tôi được cho ở tạm trong một căn buồng nhỏ, gần gian chứa thóc của một gia đình miền quê tốt bụng. Theo lời chị tôi kể, một hôm mẹ tôi trở lại Cẩm Giàng để xem xét tình hình, khi trở về thì căn buồng chúng tôi tạm trú đã bị cháy hết, những di tích kỷ niệm của gia đình như hình ảnh, sách vở và những trang bản thảo của Thạch Lam đều tan thành tro bụi. Gia đình chúng tôi đã sống hơn ba năm ở cái làng Đìa heo hút, tôi nhớ là cả gia đình chui rúc trong một căn lều nhỏ, là nơi chủ nhà ngày trước dùng để cất những dụng cụ nhà nông. Căn lều mái tranh vách đất, cửa liếp lỏng lẻo, những ngày mưa mái nhà bị dột và tôi hay ngồi nhìn những bong bóng do nước trên mái gianh nhỏ xuống cái rãnh ngoài cửa liếp. Tôi không nghĩ lúc đó mẹ tôi mang theo bộ đồ trà mỏng manh dễ vỡ, mặc dù mẹ tôi vẫn có một cái tay nải mầu nâu nhưng tôi chưa bao giờ mở ra xem trộm. Tôi tự hỏi nếu mẹ tôi có bộ đồ trà quý giá đó, bà có chịu bán đi cho một người giầu có trong làng để qua cơn nghèo túng, bữa đói bữa no, cơm ăn trộn khoai trộn sắn của chúng tôi hay không. Cho đến khi bà nội tôi dò hỏi và tìm được gia đình tôi, khi theo người dẫn đường trở về Hải Phòng, ngày nghỉ đêm đi, tôi còn nhớ có những đêm nấp trong bãi tha ma thấy những viên đạn lửa như ma trơi bay ngang dọc trên đầu. Ở Hải Phòng rồi dọn về Hà Nội cho tới khi di cư vào Nam, gia đình tôi thay đổi chỗ ở ít nhất cũng bốn năm lần, lần nào cũng chỉ sống trong một căn buồng bé cỏn con, tôi chưa một lần nhìn thấy bộ đồ trà.

Cái ấm trà và những cái chén trà, trong khoảng thời gian dài hơn một giáp tuổi đã lưu lạc ở đâu. Những người có thể soi sáng vào cái phần đời còn u tối của chúng giờ đây đã không còn nữa, những thắc mắc, tìm tòi về những kỷ niệm, biến cố liên quan đến một con người bao giờ cũng được nhớ tới một cách muộn màng. Phải chăng khi mẹ con chúng tôi dời bỏ trại Cẩm Giàng với những ngày tháng êm đềm, bà nội tôi, người đã bỏ bao nhiêu công lao tạo dựng một nơi chốn để con cháu có những ngày tụ họp, nghỉ ngơi, đã trở về để nhìn thấy căn nhà thân yêu một lần chót, đã vội vã thu vén những kỷ vật của gia đình, bà đã nhìn thấy bộ đồ trà của đứa con bà yêu thương nhất nhưng mệnh yểu, bà đã bỏ những di vật đó trong cái tay nải nâu sòng của một người xuất gia. Từ đó, bộ đồ trà của một thời dĩ vãng đã lách cách đi theo bà nội tôi, ẩn náu dưới những mái chùa Đào Xuyên, Bối Khê vùng Hưng Yên để trốn tránh bộ đội Việt Minh đang tìm dấu vết gia đình Nguyễn Tường Tam, rồi về Thành yên ổn trong ngôi chùa Hai Bà Trưng phường Đồng Nhân, Hà Nội, nơi tôi đã được ăn oản ăn chuối cúng Phật hơn hai tháng trời, vì cái mạng cao số phải nương nhờ cửa Phật để người thân được độ trì, rồi cùng theo đoàn người di cư vĩ đại vào miền Nam. Bà tôi lúc tạm trú ở chùa Văn Thánh Thị Nghè, chỉ cách nơi gia đình tôi trú ngụ có một cái cầu rất ngắn, và cũng có lẽ đó là lúc bộ đồ trà được giao lại cho mẹ tôi, để cái linh hồn của Thạch Lam mỗi lần giỗ tết, sống lại cái quá khứ ở Hồ Tây.

Tôi thừa hưởng cái ấm trà và bộ chén trà từ ngày mẹ tôi mất. Hàng năm anh tôi vẫn làm giỗ Thạch Lam và nhiều năm chúng tôi cũng không quên để bộ đồ trà trên bàn cúng. Chúng tôi vẫn coi ngày giỗ là ngày tụ họp trong gia đình và họ hàng thân quen, và sự gặp gỡ bây giờ lại là ngày chúng tôi nhắc nhở nhiều đến mẹ chúng tôi hơn là Thạch Lam. Chúng tôi hay nhắc nhở tới những thức ăn cúng bà sửa soạn một cách chu đáo và ngậm ngùi, như bà đang sửa soạn bữa ăn hàng ngày cho Thạch Lam và không bao giờ bà quên mua một bó hoa cẩm chướng để tưởng nhớ người xưa. Chúng tôi cũng không quên rót đầy hai chén trà để lên bàn cúng và cái ấm trà hiện diện như một phần đời của Thạch Lam. Tại sao tôi lại được giữ bộ đồ trà, có lẽ là khi mẹ tôi mất đi, anh tôi vẫn còn độc thân và vợ tôi đã sinh cho bà ba đứa cháu nội. Tôi có đôi lần mang cái ấm trà ra ngắm nghía, nhất là sau khi đã đọc khá nhiều lần cuốn Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân. Khi đọc đến đoạn văn: “Cái ấm của cụ quý lắm đấy. Thực là ấm Thế Đức mầu gan gà. Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần. Cái Thế Đức của cụ, cao nhiều lắm rồi. Cái Mạnh Thần song ẩm của tôi ở nhà, mới dùng nên cũng chưa có cao mấy”, tôi cũng tò mò nhìn vào lòng cái ấm đất xem có mấy lớp cao và cũng có lần úp ấm trà xuống bìa một cuốn sách để xem miệng vòi với quai và gờ miệng ấm có cắn sát vào mặt bằng của bìa sách hay không, và đôi lần cầu kỳ hơn, thả cái ấm trà vào chậu nước xem có nổi đều, cân nhau không triềng như Nguyễn Tuân đã mô tả trong truyện “Những Chiếc Ấm Đất”. Vào khoảng năm 1974, tôi nhờ một người bạn thông chữ Hán đọc dùm hai cái triện chữ Tầu ở trôn chiếc ấm và sung sướng như bắt được vàng khi biết đó đúng là cái ấm trà hiệu Thế Đức. Một người sưu tầm đồ cổ đến xem cái ấm trà và cái đĩa cùng ba cái chén uống trà, đã trả giá bằng số lương hai tháng làm việc của tôi như một bác sĩ trong nhà thương, nhưng một vật kỷ niệm trong gia đình, lại là một cổ vật đã được đưa vào văn chương, tôi sao đành lòng rời xa.

Tôi bây giờ đã trên tuổi bẩy mươi, cái tuổi cổ lai hi, mới ngẫm nghĩ rằng mọi việc trên đời, từ sống chết, danh phận, giầu nghèo đến tình nghĩa vợ chồng, cha con, bằng hữu, đều có thể buộc vào chữ nghiệp, chữ duyên. Bộ đồ trà đối với tôi, nếu có linh hồn, hẳn phải nợ nần nhau lắm. Cuộc tao loạn nước mất nhà tan năm 1975, gia đình tôi vì may mắn đã di tản trong những ngày cuối cùng của chiến tranh, nhưng ra đi với hai bàn tay không đã là một ân sủng của đất, trời. Những năm tháng đầu tiên trên xứ người, phải bắt đầu lại bằng những bước tập tễnh trong đời sống, dĩ nhiên tôi không bao giờ bận tâm đến bộ đồ trà. Chỉ trong một tích tắc đồng hồ quyết định, những của cải vật chất, những sách vở quý giá còn phải bỏ lại huống chi những vật mong manh như một bộ đồ trà. Sách báo tôi in, bản thảo của nhiều truyện ngắn chưa đăng báo, giấc mơ văn chương tôi hằng ấp ủ, bây giờ đều tan như bọt nước. Cái gánh nặng gia đình trước mặt đã giữ chặt đôi chân tôi trên mặt đất, xích vào cái thực tế của một đời người. Không định trước, một người chị họ đã sống lâu trên đất Pháp cùng người bạn trai cho biết sẽ đến thăm tôi, sau khi ghé qua Hoa Thịnh Đốn. Lúc đó gia đình tôi đang cư ngụ ở một tỉnh nhỏ vùng tây nam tiểu bang Nữu Ước trong cảnh giúp đỡ của họ đạo Tin Lành, và cũng trên đường người chị muốn đến thăm thác Niagara. Một sự ngạc nhiên không bao giờ tôi có thể nghĩ tới, là trong những tặng vật chị mang đến cho tôi lại có bộ đồ trà, cái ấm trà và bộ chén trà tôi đã quên bẵng đi như đã quên những vật thân yêu khác. Qua những thư từ liên lạc, hồi đó còn rất khó khăn, với anh tôi và với gia đình bên ngoại, không thấy ai nhắc nhở tới bộ đồ trà tôi đã bỏ lại trong nhà. Có thể nào trong những ngày tháng hốt hoảng của một thành phố không có tương lai, mẹ vợ tôi đã mang về những đồ đạc, sách vở tôi để lại và trong khi phải đốt hoặc bán chợ trời những cuốn sách chuyên môn hay văn nghệ, những dụng cụ y khoa, bà đã vì một lý do nào đó giữ lại bộ đồ trà di vật của gia đình tôi để trao lại cho anh tôi. Trong những ngày vật đổi sao dời, bị tước đi tất cả những công lao vun xới cùng tự do và nhân phẩm của một con người, bà chị dâu đã phải bươn chải bán dần những tài sản ngoài chợ trời để lo cho lũ con mọn và người chồng trong trại học tập, bộ đồ trà vẫn bám lấy gia đình chúng tôi, như một phần thân thuộc của Thạch Lam. Có thể trong hoàn cảnh của một tương lai mờ mịt, không có hy vọng gì về một cuộc sum họp, người chị dâu tôi đã gói ghém bộ đồ trà kỷ niệm trong gia đình, chuyển đi qua một đại dương cách trở, cái ranh giới giữa kìm kẹp và tự do, như một lời trăn trối. Bộ đồ trà phải lìa bỏ quê hương ấy chắc cũng có lúc đau lòng, trong khi phải lưu lạc nửa vòng trái đất từ Sài Gòn qua Ba Lê đến Hoa Thịnh Đốn, rồi dừng lại ở một tỉnh nhỏ heo hút chỉ có dăm ba người đồng hương, cái đĩa bàn đựng chén trà, như một người mẹ muốn che chở mấy đứa con, đã vỡ đi một góc. Tôi nhìn những mảnh sứ vụn rời rạc của chiếc đĩa, đau như có ai cắt vào tay. Vợ chồng tôi đi tìm mua năm bẩy loại keo dán đồ sứ, loay hoay cả nửa ngày trời để gắn lại những mảnh vỡ và nghĩ rằng đã có bao nhiêu sự đổ vỡ trong đời không có gì hàn gắn được.

Cái ấm đất và bộ chén trà từ đó lại lẽo đẽo theo tôi hơn một nửa đời người. Hơn một nửa đời người của tôi đã dành cho một nơi cư trú không phải là đất nước quê hương, và cái chênh của ngày tháng dễ đến năm mười năm lại ngả về phần đất này. Trong cái khoảng thời gian đếm dài trên con số nhưng lại rất ngắn trong phần linh hồn, tôi đã phải dời nơi ăn ở ít nhất cũng nhiều hơn những ngón trên một bàn tay, bộ đồ trà đã có lúc được gói trong những mảnh vải xé, trong giấy nhật trình hay được bầy trong tủ kính ở phòng ăn phòng khách. Tuyệt nhiên, nếu tôi nhớ không lầm, chưa có lần nào tôi dám mang ra hầu tiếp bạn bè hoặc pha một ấm trà uống một mình. Có một cái gì thiêng liêng đâu đó, như âm hồn bao nhiêu người xưa cũ còn quẩn quanh đã khiến tôi biến một vật gia dụng thành một món đồ thờ. Vả chăng, giữa những tháng ngày vật lộn vì mưu sinh ở xứ người, bạn bè cũ mới, mấy ai có thể nhàn rỗi ngồi nhâm nhi chút hương thơm của trà, bàn chuyện lễ nghĩa ở nơi mà người ta có thể biến thời gian thành hiện kim. Cũng có một khoảng thời gian khá dài, sau khi đã quân bình được cuộc sống, tôi cũng sa đà vào những cái vụn vặt của thú uống trà. Tôi cũng đi tìm mua những ấm trà được tạo dáng khác nhau, những ấm trà có khắc rồng khắc phượng thay đổi mầu sắc khi chất nước sôi thấm vào cái phần da thịt của ấm, tôi cũng la cà ở các trà thất khi du lịch ở Trung Hoa để cố tìm những hương vị trong trí tưởng và khi đến Hàng Châu, thủ phủ trà, tôi đã dám tiêu pha mua mấy lượng Ngự Trà, nếu so sánh theo cân lượng, chắc cũng xấp xỉ với giá vàng cùng thời. Nhưng không có gì bằng là có một người bạn được gọi là tri kỷ để có thể cùng ngồi thưởng thức một ấm trà nhỏ trong một ngày tuyết rơi, thì hỡi ơi, không lẽ tôi lại là cái người tri kỷ của chính tôi. Cái ấm trà và bộ chén trà trong những năm gần đây, thật sự tôi cũng không biết đã ẩn nấp ở đâu trong nhà. Cái tủ kính để trưng bầy mấy bức tượng quý bằng thạch cao, đồ trang trí pha lê và những ấm trà tôi sưu tập, vợ tôi đã đem cho người con gái mới mua nhà. Vợ tôi, như mọi người phụ nữ đảm đang khác, có cái tài tình là cất giữ những món đồ quý giá ở những nơi mà không sao tìm ra được. Cũng đã khá lâu, kể từ khi cứ năm bẩy tháng lại nghe tin một người bạn cũ hay một người trạc tuổi mình lặng lẽ ra đi, ở cái tuổi mà mỗi buổi sáng thức dậy đã là một hạnh phúc cuộc sống tặng cho riêng mình, tôi đã có lần tụ họp bốn đứa con để bàn về cái sự chia phần những hiện vật còn lại ở trong nhà, dăm ba cái đồng hồ cũ có tên hiệu, mấy thùng rượu vang của các vùng sản xuất danh tiếng, năm mười bức tranh của một số họa sĩ Việt Nam còn sống hay đã chết, các bức tượng bằng sứ hay thạch cao… Riêng có bộ sưu tập những phác họa của Nguyễn Gia Trí và bộ đồ trà của Nguyễn Tuân tặng Thạch Lam, tôi luôn luôn muốn giữ lại để góp một phần nhỏ trong những di vật cho một viện bảo tàng hay nhà lưu niệm Tự Lực Văn Đoàn, khi các cơ sở này được thành lập và quản trị bởi những người yêu văn hóa nghệ thuật và có thiện tâm.

Tôi sẽ không có cơ hội cặm cụi viết những dòng chữ về cái ấm đất và bộ chén trà của Nguyễn Tuân tặng Thạch Lam để có dịp nhìn lại và tìm hiểu về món kỷ vật đã có cái duyên theo tôi trên một nửa thế kỷ, nếu cách đây khoảng một tháng Nguyễn Tường Thiết, người anh họ tôi, đã không gọi tôi hỏi han về bộ đồ trà này. Thiết nói với tôi: cái ấm đất Nguyễn Tuân tặng Thạch Lam là một chuyện thú vị lắm chứ, sao ông không viết vài hàng về nó. Thiết cho tôi biết lần đến thăm tôi cách đây hơn nửa năm, chủ yếu để nhìn tận mắt cái ấm đất mà Nguyễn Tuân đã tỉ mỉ tả trong truyện ngắn của ông, nhưng lại vì những chuyện đâu đâu quên đi không hỏi tới. Đối với tôi, cái ấm đất và bộ chén trà nhiều khi không còn hiện diện, mà chỉ là những kỷ niệm liên hệ đến cha tôi, mẹ tôi, căn nhà tranh ở Hồ Tây và người văn sĩ tài hoa Nguyễn Tuân một lần đến thăm, một thời nào đó đã xa, đã xa xôi lắm như chỉ có trong giấc mơ. Vợ tôi, sau cả ngày lục lọi, cuối cùng cũng tìm ra cái ấm trà và bộ đĩa chén để trong một cái túi nhựa giấu sâu trong giá sách, mà thời buổi này chẳng còn mấy ai có thì giờ để đọc một cuốn sách in. Tôi nhìn thấy bộ đồ trà, lòng ngẩn ngơ như gặp lại một người bạn cố tri nhớ mà không muốn gặp. Đã từ lâu tôi đã quên đi những thú uống trà, nghe nhạc, đọc sách. Cái giấc mộng văn chương một đời người tôi tơ tưởng, giờ đây thật lòng tôi chỉ muốn quên đi. Tôi chỉ muốn giữ gìn sức khoẻ để sống nốt cái đời của một người già cả, bệnh hoạn, không còn muốn làm phiền đến cả chính mình. Nhưng cái đĩa bàn đựng chén trà sau những lần di chuyển hay vì những đường hàn gắn đã quá lâu, lại phơi bầy những mảnh vụn ngổn ngang. Trong khi vợ tôi loay hoay vá lại những mảnh vỡ, tôi tò mò ngắm nhìn những họa hình trong lòng đĩa và trên thành chén, mấy cái chữ Tầu ở trôn đĩa và chén có vẻ giống nhau, và bảy chữ Hán in trên một cái chén quân lạc điệu chắc hẳn là một câu thơ, tôi chợt tự hỏi không biết cái xuất xứ của các vật nhỏ nhắn, xinh đẹp và cổ xưa này. Nhân có một người bạn trẻ thông thạo chữ Hán, đã từng cho tôi coi những bài thơ làm bằng tiếng Hán của anh, tôi vội vã gói cái ấm đất và bộ chén trà đến nhờ anh đọc dùm. Anh cho tôi biết đôi điều về cái chất đất sét đặc biệt có trộn cát ở huyện Nghi Hưng vùng Giang Tô, nơi đã sản xuất những ấm trà Thế Đức, Lưu Bội, Mạnh Thần. Hai chữ Nội Phủ ở trôn đĩa và chén là sản phẩm đồ sứ men lam Huế (bleus de Hué) đặc thù của thời kỳ mạt Lê/Trịnh Sâm qua nhà Tây Sơn và kéo dài đến mấy triều đại đầu tiên của nhà Nguyễn Gia Long. Tôi độ chừng những cổ vật này cũng đã có số tuổi trên dưới hai thế kỷ, đã được nâng niu nhẹ nhàng bởi những ngón tay khéo léo của dòng họ Nguyễn Tuân, và một ngày nào đã xa, cụ tú Hải Văn Nguyễn An Lan đã ngồi uống trà, khề khà kể những chuyện vang bóng một thời cho người con cả tài hoa, người con đã mang trong người dòng máu giang hồ như một chứng tích của gia đình, Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân, một người cầu kỳ và khinh bạc, Thạch Lam, một người trầm lặng và khó tính, tôi vẫn không hiểu hoàn cảnh nào đã đưa hai người văn sĩ tài hoa của hai dòng bút pháp khác biệt đến với nhau. Giữa tháng sáu năm 1940, Thạch Lam viết bài phê bình cuốn Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân trên báo Ngày Nay. Nhà thơ Đinh Hùng, một người bạn trẻ thường xuyên có mặt ở nhà Thạch Lam, chỉ gặp Nguyễn Tuân ở đó có một lần, ắt hẳn cái giao tình giữa hai người không phải chỉ đếm bằng những lần gặp gỡ. Mười lăm năm sau cái chết của Thạch Lam, tháng bẩy năm 1957, giữa cái thời văn nghệ miền Bắc đang sôi động về vụ Nhân Văn Giai Phẩm, cái thời mà những tác phẩm văn chương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam bị coi như cấm kỵ và phản động (một người bạn tôi gặp ở Hà Nội năm 1994, hiệu trưởng một trường nữ trung học nổi tiếng, đã kể cho tôi nghe khi còn ở đoàn thanh niên Tiền Phong, chỉ vì chép tay truyện Dưới Bóng Hoàng Lan của Thạch Lam mà bị kiểm thảo nặng nề), Nguyễn Tuân đã vì lý do nào viết bài ca tụng văn chương Thạch Lam. Rồi ba mốt năm sau, năm 1973, Nguyễn Tuân đề tặng Thạch Lam bài tùy bút Giò Lụa của mình và một tháng sau viết về Cốm, phải chăng sau bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, ông chợt động lòng nhớ đến người bạn xưa của Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường.

Cái ấm đất và bộ chén trà của Nguyễn Tuân tặng Thạch Lam, cuối cùng, như hai người tri kỷ cùng im lặng thưởng thức cái hương vị của một ấm trà ngon, chính là chứng cớ lặng lẽ cho một tình bạn âm thầm và sâu xa, mãi mãi giữ kín ở trong lòng.

Theo:  (Bài đăng ở Giai Phẩm Xuân Người Việt, Giáp Ngọ 2014)

CategoriesTrà & Ẩm Thực

Bán chè Dây tại Sài Gòn

Chè Dây còn gọi là thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ…, có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook.et arn.) Planch, thuộc họ nho (Vintaceae). Đây là một loại cây leo, mọc hoang ở trong rừng Dân gian thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước sôi như pha trà uống thay nước hàng ngày. Nước chè dây có mùi thơm, vị ngọt, uống khá dễ chịu.

tra day

Theo y học cổ truyền, Chè Dây vị ngọt tính mát, có công dụng thanh thử nhiệt, tiêu việm, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, tê thấp… Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trên lâm sàng cho thấy, Chè Dây trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng và Amiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính, thấp khớp giai đoạn tiến triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương. Trên cơ sở thừa kế kinh nghiệm của đồng bào dân tộc, các nhà khoa học nước ta đã đi sâu khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về Chè Dây trong điều kiện bệnh lý viêm loét dạ dày-hành tá tràng. Chè Dây có tác dụng tiệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter pylori (tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày-hành tá tràng), giảm tiết axit dịch vị, chống viêm giảm đau và làm liền sẹo nhanh ổ loét. Kết quả nghiên cứu về tính an toàn cho thấy, thành phần hóa học của Chè Dây không có những nhóm chất thường có độc như: alcaloid, saponin…, Chè Dây không gây ngộ độc cấp tính, không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, cổ truyền và sinh sản khi dùng thuốc trong thời gian dài. Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng đều cho thấy Chè Dây không thấy có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa hoặc khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng.

cay-che-day

Chè Dây bán tại Sài Gòn sinh trưởng tự nhiên trên các triền núi, ở huyện chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang Theo kinh nghiệm dân gian Chè Dây có giá trị về mặt dược liệu rất quý; giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ, những người bị bệnh đau dạ dày, uống một thời gian dài thấy bệnh đỡ dần và hết đau. Kết quả phân tích thành phần của Chè Dây cho thấy, đó là một loại dược liệu giàu chất Flavonoid và tanin ;chứa 2 loại đường Glucase và Rhamnese. Kết quả nghiên cứu Chè Dây chữa viêm loét dạ dày của Viện dược liệu ( Bộ Y tế) với các kết luận như sau: Chè Dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo Chè dây điều trị đau dạ dày rất tốtCách sử dụng tráng qua nước sôi như pha trà đổ nước vào khoảng 3 phút là sử dụng được

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Trà Việt nam không chỉ là đạo mà là cuộc sống

Mặc dù cũng đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm, và theo sự đánh giá của một số học giả thì Việt Nam là một trong những nơi phát tích của cây chè nhưng ở Việt Nam có Trà đạo hay chưa thì chưa ai dám quả quyết. Tất nhiên điều đó cũng không hề quan trọng, bởi vì mỗi dân tộc qua quá trình hình thành, và phát triển đều đã tích luỹ được những đặc trưng văn hoá của dân tộc mình. Sẽ là vô duyên nếu đem so sánh thú uống Trà thanh tao, giản dị của người Việt với những nghi thức Trà đạo u nhã mà huyền hoặc của người Nhật, hoặc với những Triết lý Trà thâm viễn của người Trung Quốc. Việc uống trà, đối với người Việt cũng bình dị như chính cuộc sống này vậy.

Các dân tộc ở châu Âu, châu Mỹ quan niệm trà là một loại đồ uống bổ dưỡng có lợi cho dưỡng sinh, chính vì thế, họ thường sử dụng các loại trà đen, đóng túi lọc, khi uống bỏ thêm đường viên, đường thẻ hoặc ăn kèm với một vài loại bánh ngọt, vừa tiện lợi, nhanh chóng, đồng thời vẫn tận hưởng hết được mọi chất bổ dưỡng.
Người Nhật thì lại không coi đây là một hạng thú vui ẩm thực thông thường, mà nâng việc uống trà lên thành một nghi lễ (Trà đạo-Theisme). Cuộc thưởng trà của họ diễn ra trong nhiều tiếng đồng hồ, với rất nhiều nghi thức nghiêm cẩn, cầu kỳ và rắc rối. Chủ tâm của họ không hướng đến sự thưởng thức hương vị, trần tục của loại phẩm ẩm này, mà là muốn dẫn dắt các trà đồ trong một cuộc hành hương miên viễn vào Thiền giới.
Trong nền văn hoá lâu đời và bề thế của đất nước Trung Hoa, văn hoá Trà chiếm một vị trí không nhỏ. Khác với người Nhật, người Trung Quốc không coi trà như một thứ tôn giáo, mà họ lại tìm thấy ở Trà một triết lý nhân sinh. Một thái độ sống. Qua những tác phẩm tiêu biểu về Trà như: Trà kinh (Lục Vũ-đời Đường) hoặc Trà ca (Lô Đồng- đời Đường) có thể thấy qua việc uống trà, họ muốn tìm kiếm một tâm thế an nhiên, tĩnh tại, giúp cuộc sống thư thái, quên đi mọi phiền não, bon chen. Tuy nhiên là một đất nước ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo cho nên văn hoá trà Trung Hoa xét cho cùng là văn hoá trưởng giả, văn hoá của các bậc “chính nhân quân tử”. Những quí tộc, quan lại, thương gia, phú hộ, những tao nhân mặc khách. Chứ không phải thứ nghệ thuật ẩm thực của quảng đại quần chúng nhân dân.

Mặc dù cũng đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm, và theo sự đánh giá của một số học giả thì Việt Nam là một trong những nơi phát tích của cây chè, nhưng ở Việt Nam có Trà đạo hay chưa thì chưa ai dám quả quyết. Tất nhiên điều đó cũng không hề quan trọng, bởi vì mỗi dân tộc qua quá trình hình thành, và phát triển đều đã tích luỹ được những đặc trưng văn hoá của dân tộc mình. Sẽ là vô duyên nếu đem so sánh thú uống Trà thanh tao, giản dị của người Việt với những nghi thức Trà đạo u nhã mà huyền hoặc của người Nhật, hoặc với những Triết lý Trà thâm viễn của người Trung Quốc. Việc uống trà, đối với người Việt cũng bình dị như chính cuộc sống này vậy.
Trà có có mặt khắp nơi, trong các phòng khách sang trọng, với những trà cụ nạm vàng, mạ bạc, hoặc dưới những mái tranh nghèo sậm màu mưa nắng, hoặc giả có khi ở ngay đầu bờ ruộng buổi cày trưa, với đồ đựng là những chén sành, bát sứ mộc mạc, thô sơ. Người Việt bắt đầu ngày mới với một chén trà “bình minh nhất trản trà”1.
Bạn bè xa nhau lâu ngày gặp lại, mời vào uống trà (trước khi ăn cơm, uống rượu), mở đầu các cuộc họp bàn công việc gia đình, họ mạc, làng xã, hoặc ngay cả công việc quốc gia đại sự cũng bắt đầu bằng một tuần trà. Thậm chí ngay cả khi muốn giải quyết những hiềm khích, hiểu lầm, những người láng giềng cũng mời nhau sang nhà uống trà “để nói chuyện”.
Trà còn là phương thuốc dân gian để chữa trị các chứng bệnh thường gặp như: thực tích (ăn không tiêu); đau bụng đi ngoài; kiết lỵ; đau đầu…
Như vậy còn hơn cả một nghệ thuật. trong đời sống của người Việt, Trà không những là một thức uống vừa bình dân vừa cao cấp, một thứ dược liệu chữa bệnh, mà còn là một phương tiện để giao tiếp, để chuyên chở tình cảm. Một thông điệp hoà bình.
Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa châu Á. Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè. Cách đây hàng trăm năm cha ông ta đã biết thuần hoá cây chè hoang và chế biến nó thành thức uống hàng ngày trong gia đình.
Trong tác phẩm “Vân Đài loại ngữ” (1773), nhà bác học Lê Quí Đôn viết: “Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới, và Am Các huyện Ngọc Sơn, Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái về phơi hoặc sao khô rồi nấu nước uống, thứ nước này uống vào khiến cho tinh thần sảng khoái, mát gan, mát phổi, giải khát ngủ ngon…”
Trải qua hàng trăm năm, nay Trà đã trở thành đồ uống không thể thiếu của hàng tỷ người khắp hành tinh. Với hai loại sản phẩm chủ yếu là: Trà xanh, trà đen, và những dẫn suất của nó như trà Lipton; Dimah; Hồng trà… Những người sành Trà hẳn biết các loại trà danh tiếng chủ yếu lại tập trung ở khu vực châu Á, với những thương hiệu nổi tiếng như: trà Long Tỉnh, trà Thiết Quan Âm; Trà Vũ Di; Trà Bích Loa Xuân (Trung Quốc); Trà Tân cương-Thái Nguyên (Việt Nam)…
Để trở thành một sản phẩm chè có thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm phải có chất lượng đặc thù.Các nhà khoa học đã chỉ ra các điều kiện quyết định như: đất trồng,tập quán canh tác và yếu tố về khí hậu mà cụ thể là bức xạ nhiệt là quan trọng nhất. (Theo các nhà khoa học xác định, tại vùng Tân Cương- Thái Nguyên có tổng bức xạ nhiệt: 122,4 kcal/cm2/năm, trong đó lượng bức xạ hữu hiệu là 61,2kcal/cm2/năm). Đây chính là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng chè Tân Cương Thái Nguyên. một loại đệ nhất danh trà ở Việt Nam, thưởng thức một lần khó quên bởi chưa uống, các trà hữu đã bị chinh phục bởi hương cốm ngào ngạt, và uống xong rồi vị đậm chát ngọt hậu còn vương vấn mãi không thôi.

Ý thức được điều kiện “thiên thời-địa lợi” đó, Thái Nguyên đã có những đầu tư cần thiết để tôn vinh thương hiệu Trà của địa phương mình. Đặc biệt nhất là việc tổ chức hội Trà xuân. Hội diễn ra vào ngày mồng 01 tháng 02 hàng năm. Cùng với những trò chơi dân gian quen thuộc của khu vực đồng bằng châu thổ bắc bộ và miền núi phía bắc như: Múa Lân, ném còn, kéo co, đấu vật… hội còn những màn thi rất độc đáo như thi cây chè, thi chế biến chè, thi trà thành phẩm, thi thưởng trà…
Mở đầu hội là cuộc diễu hành của 16 cây chè, đại diện cho những xóm thành viên của khu vực chè đặc sản Tân Cương. Đó là những cây cây trà xuân đang ở độ sung sức. Cành, tán xoè ra tứ phía đều chằn chặn, chứng tỏ quá trình sinh trưởng của nó đã được chăm sóc đốn tỉa hết sức chu đáo. Xanh rợp bên trên là những búp trà xuân mơn mởn căng mọng, hứa hẹn hương vị của loại đệ nhất danh trà. Cây chè “thủ khoa” sẽ được đặt lên kiệu hoa công kênh diễu hành một vòng hội rồi đem trả về nơi nó đã sinh ra. Có người cho rằng ở đây có sự ảnh hưởng của tín ngưỡng Bái Vật giáo. Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu văn hóa Thái Nguyên – Trần Tuấn Long – Trưởng Ban giám khảo, thì cây chè đã mang lại cho họ cuộc sống no ấm cho thôn dân- vậy thì họ sẽ đối đãi với nó như đối với một người bạn tốt, chứ không phải là một vị thần.
Phần thi trà thành phẩm do các gia đình thôn dân mang đến. Trà được đánh giá theo bốn tiêu chuẩn: Thanh, Sắc, Vị, Thần. Trà ngon là loại trà có màu nước xanh ánh vàng mật ong (Thanh); cánh cong như móc câu, đều đặn, nhìn thẳng màu đen, nhìn nghiêng thì xanh (Sắc); uống vào có vị đậm đà, bùi, ngầy ngậy, có mùi cốm trong miệng, uống xong có vị ngọt đọng lại rất lâu (Vị); hương thơm quyến rũ, chỉ có ở trà, không thể lẫn vào thức uống nào khác, đem lại sự sảng khoái, thăng hoa cho người thưởng trà (Thần). Loại Trà đạt được những tiêu chí đó được gọi là trà “thượng ty”.
Một phần thi sôi động thu hút rất nhiều người cổ vũ là thi: chế biến chè bằng phương pháp thủ công. Trên một sân bãi rộng đắp sẵn hai mươi chiếc bếp lò, trên đó đặt hai mươi chiếc chảo gang. Mỗi đội gồm có ba người, (một người sao chè và hai người phục vụ). Sau tiếng trống lệnh, các bếp đồng loạt nổi lửa, trong vòng ba tiếng đồng hồ họ phải biến 5 kg chè búp tươi thành 1 kg chè khô thành phẩm.
Tiếng lửa cháy phần phật hoà trong tiếng cổ vũ của các cổ động viên, những cánh tay thoăn thoắt đảo, lật, tiếp củi, dỡ chè, những gương mặt rực hồng, căng ra trong quyết tâm chiến thắng. Song dù chạy đua với thời gian đến đâu (thời gian cũng là một tiêu chí để chấm điểm), họ vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc trong qui trình chế biến chè, qua các công đoạn như: ốp, vò, sao khô, sàng búp, lấy hương, lấy mốc….
Chế biến chè thủ công (còn gọi là sao chè) là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và tinh tế, ví như công đoạn đầu tiên là ốp chè, cần to lửa, nếu lửa nhỏ chè sẽ bị đỏ, nhưng lửa to mà đảo chè không nhanh và đều tay chè sẽ bị cháy, ngay như vò chè là một việc tưởng chừng rất đơn giản, chè ốp xong được tãi ra một chiếc nong to cho bớt nóng, người sao chè dùng chân trần, vò, đạp sao cho kiệt hết nước thì đổ vào tiếp tục bước sao khô. Chỉ có vậy, nhưng vò không đúng cách, cánh chè sẽ bị vụn, dù các công đoạn khác có làm tốt đến mấy cũng khó có thể xếp loại vào hàng chè “thượng ty” được.
Hội Trà xuân chỉ diễn ra trong ngày, nhưng qua đó bản sắc, lịch sử văn hoá xứ Trà sẽ phần nào thấm vào lớp trẻ nơi đây. Theo chân hàng nghìn du khách về dự hội, hương vị trà Thái Nguyên đã lan toả đi khắp mọi phương trời.

Nguồn: sưu tầm

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Chén Trà ngon

Trà thái nguyên chia sẻ Chén Trà ngon

Có người cho rằng: sạch sẽ là yếu tố hàng đầu của một chén trà ngon.

Khi bắt đầu một cuộc trà, người ta chuẩn bị: trà ngon và sạch, ấm chén sạch, nước ngon sạch, và tất cả dụng cụ trà khác đều sạch …

Sạch sẽ ở đây có nghĩa là tạo coh người uống trà, có cảm giác đầu tiên: an tâm, thích thú và sảng khoái.

Tuy nhiên, không nên quá cầu kỳ, thêm thắt nhiều điều  “vẽ rắn thêm chân” trong uống trà.

Ở một bộ phận khác – người ta thích uống trà theo kiểu tự do: bình, chén nào cũng xong. Trà cụ chỉ là phonwg tiện. Do đó, người ta dùng đủ loại ấm, cỡ nòa cũng được để pha trà. Người ta dùng đủ cỡ chén để uống v.v…

600-400-mot-lan-thuong-tra-shan-tuyet-61ef-300x200

Ở đây ta thấy toát lên một điều – uống trà và thưởng trà có khác nhau.

Tuy nhiên, có một điều cần đạt tới để uống trà ngon hơn là:

– Pha trà phải có ngước ngon, trà ngon và sạch (ngày nay trà bị tẩm ướp đủ loại !)

– Trà ngon sạch phải được pha với ấm sạch.

– Uống phải có chén sạch.

– Và sự sạch sẽ ở tất cả trà cụ khác.

Tất cả điều kiện cho một cuộc trà đều nằm trong tay một người – người pha trà.

Do đó, người pha trà ngon thì chén trà trở nên ngon. Ngược lại pha dở thì chén trà dở. Sự ngon dở tùy thuộc kinh nghiệm, hiểu biết về trà của người pha.

–> ấm chén bát tràng

–> chè thái nguyên

Cho nên để có một ấm trà ngon người pha phải có nghệ thuật pha trà ngon. Nghệ thuật là một thứ cần phải nghiện  cứu, học tập và thực hành lâu dài mới có.

Pha trà ngon mang đến cho người uống cảm giác ngon. Chén trà ngon trở thành chất xúc tác, giao hòa giữa con người với nhau.

Nói khác đi là chén trà ngon bắt đầu từ buổi đầu tiên cho đến kết quả cuối cùng là chén trà (tức là ta nói đến khâu chuẩn bị liên hoàn, mỹ mãn của một cuộc trà).

Trà cụ, người pha, thời gian, không gian của cuộc trà đã tạo ra được cái dòng trà luân chuyển trong nội tại con người ở cuộc trà. Chén trà ngon làm nhiệm vụ lưu chuyển cái dòng trà ấy, từ tâm thế người này đến tâm thế người kia.

Cứ như thế ta được thưởng thức từ hương trà tới vị trà.

Cõi hương vị tinh tế của trà, tâm thế người uống trà, cái vũ trụ thu nhỏ của trà thất làm cho ta đi vào một nơi chốn huyền diệu của cái ý nghĩa uống trà “đạt ý quên lời”

Chén trà, con người, đất trời

Ngàn sau vẫn cứ ấm hơi đường trần

Tác giả: Đinh Xuân Thu

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Am Tranh Một Chén Trà Thiền Tăng Ngồi Đợi Xuân

Trà thái nguyên chia sẻ Am Tranh Một Chén Trà Thiền Tăng Ngồi Đợi Xuân

Gió đông rít lên từng hồi mạnh, khẽ động phiến đồng nghinh gió, khua nhẹ làm thức tỉnh tiếng phong linh, một tiếng ngân dài tuôn vào trong đêm vắng lặng, bổng tiếng con chim đi ăn đêm kêu lên lành lạnh như muốn đáp lời trầm tịch của đêm đông, trời đã đến canh khuya. Vạn vật như đã chìm vào trong giấc ngủ, chỉ còn lung linh ánh đèn đang thức cùng Thiền Tăng, Tăng ngồi chung với cảnh, cùng chén trà chờ đón một ngày mới của mùa xuân.

ThichTamMan-300x200

Ánh đèn leo lét, gió thổi chập chờn, hương trà thả từng dãi sương dài, cuộn tròn rồi tán loạn như những đóa tường vân nơi thiên không, vô trụ khứ lai, khiến cho am tranh càng thêm chút tình thi sĩ, Thiền Tăng ngồi một mình, chắc lại ngồi chờ xuân? nếu đã bảo: “Xuân khứ xuân lai nghi xuân tận, Hoa khai hoa lạc chỉ thị xuân”, xuân đến xuân đi cứ tưởng xuân đã hết, hoa nở rồi tàn rồi cũng lại là xuân, thì chờ hay đợi, đón hay không, xuân với ta cũng có gì sai khác, cớ nhọc làm gì ngồi để đón xuân?

–> túi trà hút chân không

–> chè thái nguyên

Xuân có tự bao giờ hỏi ai để biết? xuân mang đến những gì, chỉ hỏi chính mình mới có thể hay! trong cuộc đời có những điều khi hỏi hết mọi người mà cũng không cách nào để hiểu được, thì nên tự hỏi chính mình thì mọi việc sẽ được thông, Thiền Tăng cũng như vậy ngồi đợi xuân là đang hỏi lại chính mình, từng phút giây chờ xuân đến là sự trãi nghiệm của chính cuộc đời mình, để đến gần với xuân hơn. Chính vì trong ý đợi xuân nên Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã thốt lời diễn bạch:

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,

Nhất tâm xuân tại bách hoa trung.

(Tạm dich: Tuổi niên thiếu hai chữ sắc không chưa từng hiểu rõ, chỉ thấy xuân về tâm mình vui rộn cùng với trăm hoa.)

Người ngộ hương vị “sắc không” cuộc đời, thì phải đợi để rồi trãi qua biết bao nhiêu mùa xuân và lẽ sống, phải tường tận hình dáng, hương thơm của trăm hoa vạn loại rồi mới hiểu tận được nghĩa thú của nhân gian, ngồi đó đợi xuân để ngộ sắc không. “Niêm hoa vi tiếu” trãi nghiệm cuộc đời rồi nhận ra “Tâm, Phật, chúng sanh cả ba là một” để thầm nhận rằng xuân vẫn mãi là hoa.

Một ngụm trà, ngọt như cam lộ thấm nhuận, làm ấm lòng Thiền Tăng, bao nhiêu chuyện vấn vương chưa dứt lại quay về, Thiền Tăng cau mày, nếp thời gian in đậm từng hàng trên vóc dáng Thiền ông, gió nhẹ một làn, hương xông một vị, ngoài cửa am bóng tối vẫn còn dày, một hai chiếc lá đông rụng gợi lên tiếng vang xào xạt, Thiền Tăng tự hỏi lại mình đã đợi bao nhiêu mùa xuân rồi vậy, tự hỏi nàng xuân đi ngang cửa hiên am trà đã mấy lượt vậy xuân?

Nhận được tình xuân chưa chắc thêm niềm vui mới, ngồi đợi xuân về chưa hẳn để thưởng xuân. Năm xưa thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ngồi chờ xuân để rồi nhận ra sự biến thiên già cỗi ở chính bản thân mình, mỗi mùa xuân đến sắc thân ta luôn theo suy thịnh vô thường không từng dừng lại một chổ, nên thốt lời xuân ngộ của cuộc đổi thay:

Bán phần xuân sắc nhàn sai quá,

Ngũ thập suy ông dĩ tự tri,

Kinh thân bồng toái tích thì nhan.

(Tạm dịch: Nữa đời theo xuân trôi qua mất, Tuổi đã năm mươi tự biết đã yếu già, Một chút lo cho sắc diện ngày xưa đã dần phai mất).

Xuân vốn là như vậy vui buồn lẫn lộn, ý xuân có khác gì, được mất, có không. Cuộc đời không có xuân biết đâu là thay đổi, Xuân không có cuộc đời thì ý vị lấy gì để buồn vui, xuân đến là lẽ đương nhiên sao lại ngồi lại đợi, đợi là thêm buồn phiền, chờ là thỏa niềm vui, con người nếu không buồn vui thì Đạo lấy gì để tỏ, xuân nếu không hoa nở thì ý tại nơi đâu. Vậy nên Vạn Hạnh Thiền Sư ngồi đợi xuân để thêm tâm tự tại, hiểu thấu xuân rồi, Ngài nói ý cùng xuân:

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô,

Nhậm vận thạnh suy vô bố úy.

(Tạm dich: Cây cối xuân tươi thu khô héo, Nhận được lẽ đời suy thạnh có gì đáng sợ đâu.)

Xuân đến đâu có ý làm cho cỏ cây xanh tươi rồi khô héo, để cho con người khôn lớn rồi già nua, tất cả chỉ là sự vần chuyển tự nhiên của trời đất, là định luật của vô thường “sanh trụ dị diệt” mà thôi, hiểu được như vậy thì đón xuân mới đủ tình đủ vị, ngộ được lẽ thường tình của cuộc đời thì cùng xuân vui mãi vẫn vui. Ngồi đợi xuân đến, trong tâm liễu ngộ, Hương Vân Đại Đầu Đà đã nói cùng xuân:

Như kim khám phá đông hoàng diện,

Thiền bản bồ đoàn khán truy hồng.

(Tạm dịch: Bộ mặt thật của chúa xuân nay đã nhìn tường tận, Trên đệm cỏ ngồi thiền ngắm nhình từng cánh hồng rơi.)

Hình hài chúa xuân diễn bày ngay trước mặt, ý tứ xuân về cũng chẳng cần dấu ai, nhận chân được sự tướng của xuân, liễu ngộ được tâm tình hư huyễn làm vui buồn của xuân ý, ấy nên, vui xuân vì hiểu được xuân, mừng xuân vì ngộ được xuân ý, Thiền Sư Giác Hải đợi xuân rồi ngộ xuân là như vậy, nên có vài dòng thơ vịnh vui xuân:

Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,

Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ,

Hoa điệp bổn lai giai thị huyễn,

Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.

(Tạm dịch: Hoa bướm cùng vui đón xuân sang, Hoa nở bướm vờn đúng hẹn vàng, hoa bướm thật ra đều hư huyễn, Bướm hoa cứ mặc, tâm thì vắng không)

Khứ lai tự tại, duyên hợp duyên tan, mặc cho đến đi, kệ cho tan hợp, xuân của Thiền Tăng luôn còn mãi mãi, mặc cho khứ lai của cuộc đời nào ảnh hưởng gì đến xuân, Thiền sư và xuân chỉ là một tướng, xuân và Thiền sư vẫn một sắc thôi, đúng như lời đợi xuân của Thiền Sư Mãn Giác:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Tạm dịch: Đừng lo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua trước chùa sân vắng, cành mai nở vàng.)

Miên mang với ý ngồi đợi xuân của chư vị Thiền Tông Liệt Tổ, chén trà đã cạn, giọt trầm đã tan, ngoài sân ánh bình minh đã chiếu trong giọt sương mờ, ẩn hiện trong góc sân cội mai già khoe đóa vàng năm cánh, bỗng tiếng chim hót sáng rồi, nghe ríu rít, vui nhộn cả vườn thiền còn ngái ngủ, đám cỏ ven hồ ngơ ngác còn ngậm giọt sương, đàn cá dưới ao quẩy đuôi đón chào nàng xuân đến, gió xuân còn chút lành lạnh như chưa nỡ xa rời tình lạnh mùa đông, không gian như bừng tỉnh, Thiền Tăng tắt ánh đèn đêm còn sót lại, như dứt mọi tâm phiền tự tại đón ngày xuân.

Đợi xuân là như vậy, chén trà xuân cũng là như vậy, Thiền Tăng là như vậy, chúa xuân cũng là như vậy, Ý xuân là như vậy, tâm tổ cũng có khác gì, xuân đến xuân đi hoa mai nở, mỗi mùa một dịp lại ngồi chờ xuân. Tuệ Trung Thượng Sĩ đợi gặp chúa xuân rồi thốt lên rằng: ” Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa”. Một ánh xuân vàng nơi nào cũng nở hoa.

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Chén trà ngày xuân

Trà thái nguyên chia sẻ chén trà ngày xuân

Ngày Xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của Xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm.

Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái, nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời, ý đạo, còn gì thú vị hơn! trà còn đem lại sự an lạc, thư giãn sau những giờ phút lao động mệt nhọc, căng thẳng. Uống trà để lấy lại thăng bằng tâm lý, cơ hội thưởng thức một thú vui, là nghệ thuật giữ cho tâm hồn thanh cao, an tĩnh.

tra7-300x246

Các cụ ta từng có cái nhìn tinh tế “nhất thủy – nhì trà – tam bôi – tứ bình – ngũ quần anh”. Để có chén trà ngon, loại trà chỉ xếp vào hàng thứ hai, mà quan trọng hàng đầu là nước pha trà, phải là nước tuyết tan, nước mưa hứng giữa trời, nước suối thiên nhiên, hoặc nước giếng sâu. Cách đun nước cũng kén chọn. Không đun nước bằng củi, bằng dầu, mà phải đun bằng than để không làm mất đi mùi vị của trà. Cũng không đun nước sôi sùng sục, mà chỉ sôi sủi tăm, sôi đầu nhang, nhiệt độ khoảng trên 80°C, để trà không bị mất mùi, không bị cháy khê.

–> túi trà hút chân không

Quan trọng thứ ba, là chỉ uống trà bằng chén nhỏ (chén hạt mít, chén mắt trâu), và trước khi rót trà cần tráng chén bằng nước sôi để làm nóng và sạch chén. Ấm pha trà đứng hạng thứ tư. Tùy vào số lượng người thưởng thức trà mà chọn kiểu bình, kiểu ấm khác nhau, độc ẩm, song ẩm, hay quần ẩm. Ấm đã được làm nóng, nhưng cũng cần rửa trà bằng một ít nước sôi, gọi là “tráng”, sau đó đổ đi cho nước mới vào để trà nở đều và đậm hương vị.

Phong cách mời trà của người Việt cũng khá công phu. Sau khi tráng chén bằng nước sôi cho sạch và giữ nhiệt, người ta xếp các chén vào sát nhau thành một vòng tròn. Đó là thể hiện sự gắn bó giữa con người với nhau, thể hiện tình làng nghĩa xóm, cũng như mong ước cuộc sống viên mãn, đầy đủ. Khi rót trà theo hình tròn, mỗi chén rót một chút, từ đầu đến cuối, rồi vòng ngược lại. Rót như thế làm cho chén trà nào cũng đậm nhạt như nhau, thể hiện sự bình đẳng giữa chủ và khách trong hưởng thụ tinh túy của thiên nhiên, trong quan hệ xã hội, thể hiện ý nghĩa cái đạo của trà Việt.

Trong tất cả các thức uống, có thể nói uống trà được xem là nghệ thuật tinh tế nhất. Cùng một đồi chè, nhưng chè hướng Đông bao giờ cũng ngon hơn chè hướng Tây, bởi chè hướng Đông được đón nhận những tia nắng mặt trời buổi sớm. Hơn nữa, vườn chè cũng theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông mà có hương vị khác nhau. Tuyệt hảo là chè Xuân, còn gọi là chè tiền minh (trước tiết thanh minh).

Khi cái giá rét của mùa Đông vừa qua đi, những tia nắng ấm đầu tiên của mùa Xuân vừa ló rạng, thì những đọt non cũng bừng nhú trên những cành chè mảnh mai. Thứ đọt non ấy nếu hái lúc tinh mơ, khi cả đồi chè còn chìm trong sương, rồi đem về “sao suốt” thì hương thơm ngào ngạt như chõ xôi nếp cái, vị ngọt về sau bền vấn vít mãi trong cổ họng như ngậm đường phèn. Các cụ bảo “uống một tách trà, đi xa vạn dặm” là vậy.

Kỳ công nhất là cách thưởng thức trà sen Hồ Tây của người Hà Nội và trà cung đình Huế. Uống trà sen đúng cách là ngồi trên sập gỗ, dưới mái hiên, giữa đầm sen bát ngát. Ngày nay, giữa chốn phồn hoa náo nhiệt, người Hà Nội vẫn tìm được chốn thanh bình, đặc biệt khi mùa sen nở, nhiều người rủ nhau lên Hồ Tây uống chè sen sớm. Từ sáng tinh mơ đã có mấy chiếc thuyền nhỏ thoắt ẩn thoắt hiện giữa đầm sen, tinh nhanh tìm kiếm những búp sen “hé miệng sáo” lấp ló sau những tấm lá rộng. Phải hái nhanh, nhẹ nhàng thì búp sen mới không nhàu nát.

Độc đáo là cách ướp ngay tại đầm sen. Khi hoàng hôn rải nắng vàng lên mặt hồ, người ta chèo thuyền chọn những bông sen chớm nở, lén bỏ vào một nhúm trà nhỏ. Sớm hôm sau khi bình minh chưa hé rạng, người ta ra hái bông sen vừa ướp về. Ấm trà không chỉ có chè ướp trong sen, mà còn có cả tua sen và gương sen. Trà sen ngon phải qua nhiều công đoạn ướp sấy cầu kỳ. Một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà. Uống trà sen sáng sớm là thú chơi tao nhã của người Hà Nội. Chẳng thế mà có câu “bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trản trà”(nửa đêm nhấm nháp ba chung rượu, sáng sớm nhâm nhi một chén trà) và “rượu ngâm nga, trà liền tay”.

Thú vị hơn nữa khi thưởng thức loại trà hoa nghệ thuật, bỗng thấy một bông hoa nở bung trong ấm trà, trà độc đáo ghép với các loại hoa hồng, nhài, sen, cúc, mẫu đơn… Chế biến hoàn toàn làm thủ công.

Sau khi khử bớt vị chát của chè, người ta tỉ mỉ xoắn từng búp chè rồi ghép lại thành bông hoa, mỗi bông chừng 3 – 3,5g, vừa đủ pha một ấm. Toàn bộ nguyên liệu đều từ tự nhiên, búp chè hảo hạng cao cấp, dây buộc ghép từng búp chè cũng bằng cỏ mần trầu có tác dụng chữa bệnh. Tùy yêu cầu của khách, có thể ghép chè với các loại hoa rồi ướp hương, tẩm sấy 3 lần cho búp khô, hòa quyện với hương hoa mà vẫn giữ được màu sắc tự nhiên của loại hoa. Cầu kỳ như thế, nên người thợ giỏi cũng chỉ làm được 20-25 búp trà nghệ thuật trong mỗi ca 8 tiếng đồng hồ. Mặc dù giá 1 kg trà hoa nghệ thuật trên 10 triệu đồng, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu rất lớn của khách trong và ngoài nước, nhất là khách sành trà đến từ Nhật Bản, Trung Quốc…

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Chén trà đầu xuân từ phương xa

thu-phap

Ai ơi! nâng uống chén trà

Trải lòng rộng mở muôn nhà hiểu nhau

Người ơi! Thức tỉnh dậy mau

Mùa xuân đang gọi hẹn nhau trở về.

Tống trà nghinh đón xuân về

Ngắm mai đào nở tràn trề vui xuân

Én bay tô điểm trời xuân

Vẽ mùa xuân mới tựa tranh Đông Hồ.

Uống trà cùng bạn bên hồ

Hạ về phượng nở ven hồ nước xanh

Biển hồ rọi bóng trời xanh

Ta cùng nâng chén trà xanh uống cùng.

Bình chọn cho bài dự thi tuần 3

Gửi bài dự thi tại đây

Bấm vào đây để xem thể lệ

Uống trà với bạn vui cùng

Nghìn thu lá rụng, muôn trùng nẻo xưa

Nhớ người tựa cửa trong mưa

Đợi người xa xứ mấy thu chưa về.

Hết thu rồi lại đông về

Xa quê, viễn xứ muôn bề nhớ quê

Mỗi người, mỗi cảnh xa quê

Hẹn mùa xuân mới, cùng nhau ta về.

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Mấy lời về Trà

“Lam trai biết đánh tổ tôm

Uống trà mạn hảo xem nôm Thúy Kiều.”

-Ca Dao

tra7-300x246

Tôi có một anh bạn mê uống rượu trước là nghiện sau thành nát. Hỏi anh ta vào cái hồi anh chưa nát, rằng anh thích uống rượu gì và uống gì thì ngon, anh ta đáp uống gì cũng được, miễn là rượu có chất cồn. tôi thấy lạ, cứ nhớ mãi.

Đến bây giờ, sống đã nữa đời, lăn lóc uống trà đủ kiểu, tôi thấy người bạn tôi nói phải.

Tôi thấy tôi giờ uống trà gì cũng được, miễn là nước trà có vị chát.

Uống trà, rất thường khi, ta cũng chỉ cần đó là trà mà thôi.

Không cần phân biệt trà hảo hạng hay đê hạ.

Không phân biệt đó là trà Long Tỉnh thuộc loại tiến cung hay trà hạ cấp pha lấy đặc làm đầu.

Và cũng không phân biệt đó là cốc trà tinh khiết uống nơi lầu cao có tiếng cổ tranh khoan nhặt hay là chén trà thấp kém uống trên chiếu nát bên hè phố cạnh rãnh nước bẩn với mùi hôi hám còn lại của những phản thịt chợ chiều.

Uống trà, nhiều khi, chỉ là cái nỗi niềm muốn uống thứ không phải là nước lã.

Tuy nhiên, đó chỉ là phía kẻ uống. còn phẩm trà thì dĩ nhiên không thế.

Thời nay, hẳn là thói uống trà đã chẳng còn ra làm sao. Suy vì, có lẽ. Nếu như tiền nhân xứ này đã từng uống như thế, nhu Tùng Niên tiên sinh viết trong Vũ Trung Tùy Bút, thì cái sự uống trà Tàu ở Việt Nam cũng từng nhiêu khê đến độ, hay như cái thời Tàu Tây nhập nhoạng mà dựa vào những gì ông Nguyễn Tuân tả quanh chén trà trong Vang Bóng Một Thời chắc cũng có nhiều manh mối, thì bây giờ, giữa cái chốn cứ coi làm Tràng An này, chỉ một chỗ đứng ngồi có chén trà Long Tỉnh hạng tầm tầm e cũng không thể nào kiếm nổi.

–>ấm chén bát tràng

–> túi trà hút chân không

Đây là nói về trà Tàu thượng phẩm. Về thức trà. Và về những cái miệng uống tương xứng.

Tuyệt chẳng có ý trách móc. Rường cột còn chẳng có, đằng lạc vẫn mịt mờ, kể chi đến thứ thức uống.

Song, về trà bình dân, hạng trà đầy tớ, thì có thể chẳng cần than phiền gì. Chén trà kia, người uống kìa, thời bao giờ chẳng vậy.

Như một thức uống, thì cái gọi là trà Việt nam, thực tế, là một thứ nước uống bình dân đại chúng và thành công lắm. Từ nơi quê mùa đến chốn thị thành, từ nơi nếp nhà nát đến biệt thự kiểu Tây, từ chỗ công đường cửa quan cho đến chỗ đầu đường xóa chợ đâu đâu cũng có mặt. và chỗ nào người ta cũng uống nó. Không mấy phân biệt.

Mới đây có nhiều người nhiễu sự, cũng bay đặt triết lý này nọ cho hột trà Việt nam. Khốn nỗi, về lịch sử thì thư tịch chẳng có, về phẩm vật thì giống mà chẳng nhiều chẳng quý, về sản xuất thì trình độ mông muội, thô thiển, về sử dụng thì lề thói đơn giản hạn hẹp; về chất lượng thì kém cỏi, đáng ngờ; thành thử có muốn làm gì cũng không được; muốn nói gì cũng không có thực chất, chỉ hàm hồ kia kìa đó nọ mà thôi.

Như kẻ bình dân dẫu có muốn ăn bận lụa là đến mấy cũng chẳng được.

Nhưng, nếu biết mình biết người, vui với gốc quê, thời tự nhiên lại thấy có phong vị

Dạo trước, tôi cũng thỉnh thoảng ghé qua uống ở một quán trà ven hồ Tây. Chủ nhân, một người cũng muốn làm trà nô, không kể những thứ trà hoa đáng ngờ và kém cỏi của ông ta, đã sưu tập được khá nhiều chủng loại trà dân tộc ở miền núi phía bắc việt nam. Uống cũng có phong vị đặt sắc riêng. Những loại trà như Tà Xùa, Suối Giàng, Thượng Sơn, Lũng Phìn… Uống tuần trà đầu thì nặng nè, mệt nhọc, nhưng từ tuần sau trở đi, lại thấy ngọt ngào, dễ chịu. Người ấy, xét cho kỹ, thật cũng có công khám phá.

Trà Việt Nam, cốt tủy của nó là nặng vị, vô hương. Uống người ta ai nấy đều khen vị ngọt, ngọt giọng, uống xong vẫn thấy ngọt mãi (hậu vị lâu – y như quảng cáo rượu vậy) chứ không mấy khi bảo trà thơm cả, trừ trà hoa. Tất cả các loại trà Việt nam đều chát, nặng, khó uống. Buổi sớm mai, rót một chén trà pha đậm, khi chưa lót dạ, nhiều lúc như đấm vào họng. giá kể ai uống trà Tàu quen, khi nếm một chén trà Việt nam, chẳng khác nào đang ở lâu son gác tía trong phủ cùng Lâm Đại Ngọc với Gỉa Bảo Ngọc thì đúng một cái ra đường đụng phải một ả nhà quê chất phác, chẳng biết gì là kiểu cách, lễ nghĩa. Nó thô, nó ráp, nó chát chúa, nhưng dùng nó mãi thì cũng thấy nó cũng có duyên, không thơm nức lên nhưng được cái đậm đà, đằm thắm; lâu thành que, thấy được.

Nói như thế, cũng không có ý chê bôi là kèm. Tôi nghĩ rằng nếu có điều kiện đi uống nhiều, lang thang nhiều, chắc tôi sẽ yêu trà Việt nam lắm, vì để yêu nó, cũng chẳng thiếu gì lý do. Vì trà không hẳn chỉ là trà. Những thức như trà cổ thụ cây to như xoan ở Lũng Phìn, Mèo Vạc, Hà Giang… Hay các thức trà mà người Tày, người Mông tự sao tẩm lấy rồi mang xuống chợ bán… Nhấp trong miệng vẫn thấy lẩn khuất có mùi khói bếp rất mộc mạc…Trà ấy, dẫu uống một lần, vẫn thấy nhớ mãi.

Cũng chẳng dễ quên, cái món “chè chén” vỉa hè ở Hà Nội, kinh kỳ đấy. Đâu đâu mà chẳng có quán nước chè ở các gốc phố, dưới bóng cây? Trong lòng kẻ uống trà nào lại không có sẳn vài cái quán cóc quen thuộc, nhỏ bé, khiêm nhường giữa trưa hè im ắng, hay cuối chiều đông ảm đạm?

Chè chén vỉa hè gắn liền với cái quán nước. Đối với rất nhiều người hiện nay, quán nước không phải chỉ đơn giản là cái nơi ghé vào chiều một hớp nước trà. Đó là nơi người ta gặp gỡ, hỉ hả, xì xào, bàn tán, là chốn xe ôm đợi khách, kẻ rồi nghề giết thời gian… Đó là nơi có một núi chuyện, nơi gìn giữ cả một lối sinh hoạt rất đặt trưng của người Hà Nội dở quê dở tỉnh; là hạt nhân của cái văn hóa vỉa hè; là một cuộc sống khác, thực hơn, bớt giả dối hơn trong cái đô thị hãy còn bé mà đã công chức hóa, tầm thường hóa khó tả. cái quán nước, mà cốt lõi là chén trà, là đối cực, cũng là niềm an ủi.

Mới đây, vì trà sự, bạn Trần Quang Đức đã bỏ công biên dịch bản Trà Kinh của Lục Vũ đời Đường, ông Thánh trà Trung Hoa, lại truy tầm thư tịch, chú thích đầy đủ. So với bản dịch sang anh ngữ mới thấy bản dịch địch đáng của bạn Đức lại càng quý hóa. Trà Kinh là tài liệu quý để ta hiểu biết thêm về tục uống trà của tiên nhân. Sau đời Đường, việc uống trà đã có sự thay đổi đáng kể, bạn Đức lại tiếp tục công việc biên dịch Tục Trà Kinh của Lục Đình Xán đời Thanh, là tác phẩm cập thời đáng kể nhất sau Trà Kinh, tất cả với mục đích là giới thiệu cho bạn yêu trà Việt Nam những kinh điển về trà. Xuất bản cùng tập Trà Kinh này, còn có tiểu luận công phu về trà của giáo sư Francis Ross Carpenter do bạn Phan Luân biên dịch. Đối với những người chuộng trà, công lao ấy của bạn Trần Quang Đức, bạn Phan Luân thật không nhỏ.

Kia là quán nước trà. Ngồi đó là kẻ uống trà. Trong buổi sớm mai, chén trà có gì đó khiến lòng hắn cảm động. Lòng hắn bơ phờ, mệt mỏi. Cũng chén trà ấy, đêm qua, giờ Tý, nó là chén trà chạy công an; giờ, nó là chén trà tinh khôi của ngày.