CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Uống trà với Cá khô – Phong cách miệt vườn

Trà thái nguyên chia sẻ Uống trà với Cá khô – Phong cách miệt vườn

Ở miệt vườn, ngoài lối uống trà cầu kỳ sang trọng như ở Bắc, ở Trung còn có một lối uống trà dân dã, bình dân …

Cái bình uống trà ở miệt vườn xưa rất bự, chứa hơn một lít nước, có tráng men và vẽ hoa văn, hình bát tiên… rất phổ biến tới nay. Cho vào bình nguyên một gói trà, châm hết một siêu nước thì vừa đầy cái bình. Bình này người ta gọi là cái “bình tích” trà. Độc đáo hơn nữa là bình trà được đặt vào trọn trong cái vỏ dừa khô, để giữ nóng lâu. Từ cái vỏ trà bằng trấu biến thành cái vỏ bằng trái dừa, mới thấy hết cái cách sáng tạo của người miệt quê mình.

tra-nam-bo-300x200

Các ông bà già xưa còn có thói quen uống trà bằng chén kiểu, vừa húp vừa uống rất điệu nghệ. Trà nguội thì quí cụ lại đổ hết ra cái tô kiểu lớn cả nước lẫn xác trà để giải khát suốt ngày.

Cái thói quen ở quê là uống trà vào buổi sáng sớm. Uống xong bình trà thì mặt trời vừa ló rạng… bắt đầu cho ngày mới. Uống trà đối với người miệt quê ngoài là thú vui, còn làm dễ tiêu hóa, điều hòa tinh khí, có ích cho sức khỏe nữa.

Nhiều người còn rang đậu, gạo, hột keo để nấu nước uống thay trà, vừa thơm vừa bổ dưỡng, mát gan nhứt là vào mùa Hè.

Cái tục lệ uống nước gạo rang, đậu rang… tới nay vẫn còn vì bà con cho rằng uống nước đậu, gạo rang “tốt lắm” nên khuyên con, khuyên cháu không nên bỏ.

–> ấm chén bát tràng

–> túi trà hút chân không

Uống trà với cá khô

Còn một kiểu uống trà độc đáo nữa. Đó là kiểu uống trà với cá khô. Nhiều người nghe phải “giựt mình” vì cá khô làm sao uống trà cho được. Trà phải uống với bánh ngọt, kẹo đậu phộng hoặc tệ lắm phải với đường tán, đường thẻ chớ ! Này nhé !

Nếu có về Tân An, vô trong ruộng miệt Đồng Tháp, bạn sẽ được mời uống trà với cá khô. Vừa đặt chân vô nhà, chủ kéo bạn ngồi xuống bộ ghế trường kỷ, bảo mấy sắp nhỏ nấu trà, đãi khách phương xa. Kèm theo bình tích trà là dĩa khô cá bóng trứng ngào đường. Con cá bóng trứng nhỏ bằng đầu mút đũa, vàng óng và lóng lánh phơi cái bụng đầy trứng thấy mà thèm. Nhai con khô vừa mặn, vừa ngọt, vừa béo, giòn giòn… nuốt xong, ngụm một tách nước trà Kỳ Chưởng mới hiểu thế nào là uống trà với khô. Lúc đầu còn hơi ngán, làm vài con nữa bạn sẽ thấy ngon và bắt đầu “biết đã”, biết thích.

Ngồi trong căn nhà ngói ba căn, hai chái, nền đất nghe mát rượi giữa trưa Hè, bạn sẽ nghe gia chủ kể chuyện lai lịch cái kiểu uống trà “kỳ cục” của miệt này.

Hồi đó – gia chủ say sưa kể – nhà có tiền nhưng ở tận Đồng Tháp này đâu có quán xá, chợ búa gì đâu, nên uống trà thường cầm tay bằng đường tán. Gặp khi hết đường phải uống “khan khan”, đâm ra buồn nên kiếm “đồ cầm tay” cho vui. Sẵn nhà có khô lấy nhai bậy cho đỡ buồn, rồi thành quen thấy ngon và ghiền tới nay là vậy đó. Nay dầu bánh trái không thiếu, chợ búa sát nhà mà nhiều người còn có thói quen uống trà với khô tạp ngào đường.

Từ cái bình tích trà, cái vỏ dừa, đến cách uống nước trà bằng con khô… là những cái nét đẹp xưa của người dân miệt vườn.

Giữ gìn cái đẹp xưa không chỉ là “hoài cổ” mà là vì thiết tha với tổ tiên!

Trà dầu cao sang hay dân dã vẫn là thức uống dùng để cúng của người mình. Có những lễ cúng không cần rượu, nhưng hình như trà không thể thiếu.

Ngày Tết, ngày giỗ ngoài cúng cơm hai buổi sáng, chiều thì trà được dâng cúng vào buổi tối.

Từ khi trà có mặt như là thức uống của ta, thì trà không còn phân biệt sang hèn, làm tri kỷ từ vua chúa đến thứ dân.

Sưu tầm : Dạ Phong

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Văn hóa trà Tân Cương – Trung Quốc

Trà có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc, văn hóa trà dân tộc thiểu số của Khu Tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương Trung Quốc là một bộ phận quan trọng trong văn hóa trà truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Các loại trà như: trà bánh, trà bơ, trà hoa, trà thuốc vv là những thứ không thể thiếu được trong cuộc sống của nhân dân các dân tộc Tân Cương. Mùa hè nóng bức, uống chén trà có thể giải khát; Mùa đông giá lạnh, uống chén trà có thể ấm lòng.

Tân Cương không phải nơi sản xuất ra trà, nhưng vì Tân Cương là đoạn đường tất yếu trên con đường tơ lụa cổ trong hoạt động thương mại, cho nên lượng buôn bán trà cũng rất lớn. Thói quen uống trà cũng dần dần đi vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân các dân tộc Tân Cương.

–> chè thái nguyên

–> ấm bát tràng

Ở Tân Cương có câu nói “Trong một ngày, thà không ăn cơm chứ không thể không uống trà”. Qua câu nói này chúng ta có thể thấy trà đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của dân tộc thiểu số Tân Cương, mà điều này lại liên quan chặt chẽ tới thói quen ẩm thực của họ.

Đa số người dân dân tộc thiểu số sinh sống ở Tân Cương là dân chăn nuôi và dân trồng trọt, họ chủ yếu ăn các loại thịt bò, cừu, uống sữa vv, uống trà không những có thể giúp tiêu hóa, giảm ngấy, mà còn có thể bổ sung vi-ta-min. Tổng Thư ký Hội Văn hóa trà Khu Tự trị Uây-ua Tân Cương Lý Viên nói:

“Theo tôi được biết, nhìn từ lịch sử phát triển của văn hóa trà ở Tân Cương, người dân tộc Uây-ua uống trà theo phong cách quý tộc và phong cách bình dân, bất kể là phong cách nào cũng đều rất cầu kỳ. Phong tục uống trà, trà đạo thuộc văn hóa dân tộc Uây-ua có thể sánh vai với trà đạo của Nhật. Tôi từng được thăm một số gia đình trước kia là quý tộc, họ kể lại rằng, lúc bé những túi vải đựng chè phải do các cụ bà có uy tín trong dòng họ may lấy, chẳng hạn như thêu bông hoa màu phấn hồng trên mặt túi, rồi thêu chiếc lá gì cho hợp với hoa, phải do người được chỉ định thêu lấy. Sau khi cho chè vào túi, phải để túi ở nơi cao hơn đầu người.”

Khi khách ngồi vào bàn, để bày tỏ lòng thành kính, chủ nhà sẽ tráng bát uống chè trước mặt khách, sau đó rót nước tráng vào bát của mình để uống. Tổng Thư ký Hội Văn hóa trà Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương Lý Viên nói:

“Thông qua những lời kể trên, chúng ta có thể thấy rằng trình tự pha trà rất cầu kỳ, cũng rất nghiêm ngặt. Nếu khách không uống nữa phải úp bát, hoặc lấy tay đặt lên miệng bát.”

Đến thăm gia đình dân tộc thiểu số Tân Cương, chủ nhà sẽ rót một bát trà nóng hổi mời khách để bày tỏ niềm hân hoan đón khách phương xa. Chủ nhà nhiệt tình hiếu khách sẽ thiết đãi các loại thức ăn thịt cừu, thịt nướng, sữa chua vv, sau khi uống một chén trà sẽ thấy dạ dày dễ chịu hơn.

Ỏ vùng Ca-chê, Hoà Điền miền nam Tân Cương, có loại trà thuốc dân gian gồm trà bánh, đinh hương, vỏ quế, hồi hương vv, dân địa phương gọi là “Trà Uây-ua”. Tổng Thư ký Hội Văn hóa trà Khu tự trị Uây-ua Tân Cương Lý Viên nói:

“Ở Hoà Điền, nhà nào nhà nấy đều có một ấm pha trà, họ thường cho một nắm trà đã trộn sẵn vào ấm để pha. Loại trà cũng có tên là “túi trà”, do các cụ ở địa phương tự pha chế theo tỷ lệ nguyên liệu nhất định. Lúc uống có vị hơi cay cay, có tác dụng chống cảm cúm. “

Người Hòa Điền thường có tuổi thọ cao, điều này được coi là liên quan với uống trà. Khi trà mới được nhập vào Hòa Điền, người dân địa phương coi trà là thuốc, pha nước uống cùng với cây cỏ, chất khoáng đặc biệt của địa phương, có thể chế biến thành trà thuốc thiên nhiên có tác dụng làm cho con người tỉnh táo, giải nhiệt, giã rượu, giúp tiêu hóa, sống lâu vv.

Ngoài trà bánh, trà thuốc ra, trà bơ cũng là một loại trà quan trọng của Tân Cương. Kết hợp hương thơm, màu sắc của trà và sữa tươi, trà bơ có hương vị thơm phức, độc đáo, trên mặt trà thường phủ một lớp váng sữa, uống rất thơm ngon.

Loại trà Rô-bu-ma được trồng ở bờ sông Ta-li-mu và sông Khổng Tước có thể phòng chống điều trị bệnh cao huyết áp, có tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Tổng Thư ký Hội Văn hóa trà khu tự trị Uây-ua Tân Cương Lý Viên nói:

“Chè Tân Cương đều nhập từ bên ngoài, trà bản địa chỉ có trà Rô-bu-ma. Trà Rô-bu-ma là một sản vật quý báu của Tân Cương, loại trà này sinh trưởng trong vùng sâu sa mạc, rất sạch, không bị ô nhiễm.”

Ngoài những loại trà nói trên, người Tân Cương còn thích uống trà hoa hồng và chè Hê-gia-lun. Hiện nay, càng nhiều người biết đến chè nội địa và dần dần thích tìm hiểu và thưởng thức trà.

Năm 2002, Khu tự trị Uây-ua Tân Cương thành lập Hội văn hóa trà, tiến hành đào tạo tay nghề pha trà, nghệ thuật pha trà, kiến thức trà đối với nhân viên công tác ở phòng trà, đơn vị hội viên vườn trà, đồng thời cấp giấy chứng chỉ tay nghề dành cho nhân viên đủ tiêu chuẩn. Điều quan trọng hơn là, Khu tự trị Tân Cương đang tích cực bắt tay vào việc khai thác và chỉnh lý văn hóa trà dân tộc thiểu số Tân Cương.

tan-cuong-300x257

Phó Hội trưởng thường trực Hội Văn hóa trà Tân Cương Thừa Hiến Minh nói:

“Hội sẽ tìm hiểu tình hình thị trường ngành trà, quảng bá văn hóa trà, quan niệm kinh doanh phòng trà, phát triển ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, tổ hợp hàng loạt nhà kinh doanh có năng lực và có tầm nhìn xa trông rộng, lôi kéo sức ảnh hưởng của cả ngành nghề, gây dựng thương hiệu, dẫn dắt toàn ngành phát triển lành mạnh. Quảng bá văn hóa trà, để càng nhiều người hiểu biết về nội hàm của văn hoá trà.”

Hội Trà Trung hoa

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Hương vị trà Blao xứ Bảo Lộc

Hương vị trà Blao xứ Bảo Lộc trù phú mà thơ mộng với những nương trà xanh bát ngát. Giữa những đồi trà, thỉnh thoảng bạn lại gặp những con suối chảy róc rách hoặc những thác nước tung bọt trắng xóa. Đó đây thấp thoáng những chiếc nón trắng của các cô gái Bảo Lộc xinh đẹp đang thoăn thoắt hái trà. Bạn sẽ hài lòng với khí hậu ôn hòa mát mẻ, với phong cảnh xinh đẹp của miền cao nguyên và với những ly trà thơm ngọt đậm đà chỉ có ở Bảo Lộc.

Khách Du lịch đi Đà Lạt đa số đều dừng chân ở Bảo Lộc – Một thị trấn êm đềm xinh đẹp cách Đà Lạt 120km. Và ai ai cũng mang về làm quà cho người thân đặc sản nổi tiếng của miền cao nguyên trù phú này – Trà Bảo Lộc. Đến Bảo Lộc, chỗ nào bạn cũng nhìn thấy trà: những vườn trà xanh bát ngát chạy tít tắp phía chân trời, trà bao bọc xung quanh nhà ở, trà ở phía trong sân, cho đến trà trong những bao mầu rực rỡ tiệm bán trà. Đến bất kỳ nhà ai ở Bảo Lộc, bạn cũng được người ta tiếp bằng thứ nước mang vị chan chát, man mát ngọt. đó là nước trà.

doi-che-bao-loc-300x194

Ngược dòng lịch sử, từ vùng Cầu Đất trên độ cao 1.000m, theo quá trình hình thành và phát triển, theo nhu cầu khai thác đất đai và nhân công bản xứ của giới chủ Người Pháp mà cây trà lan dài xuống vùng Bảo Lộc, Di Linh theo lộ trình mới mở cửa của con đường từ Đà Lạt đi Sài Gòn vào thập niên 1930. Trà bắt đầu làm quen với đất B’Lao từ các đồn điền của người Pháp như đồn điền Felit B’Lao, B’Lao Sierre.. rồi dần dà là sự ra đời của các trang trại , các rẫy trà, vườn trà của các hộ gia đình. Từ đó ở vùng đất này đã xuất hiện một tầng lớp dân cư đông đảo chuyên sống bằng nghề canh tác hoặc chế biến trà hương. Một thế giới riêng của những người làm trà trên đất Bazan đã khai mở từ gần 80 năm trước, để hôm nay, trà là một trong ba cây công nghiệp quan trọng, phát triển mạnh nhất ở Bảo Lộc.

–> chè thái nguyên

–> túi trà hút chân không

Và ngay từ những ngày đầu dựng nghiệp trà trên quê hương mình, những người làm trà đã chọn ngay địa danh B’Lao để đặt tên cho sản phẩm của họ. Nhờ tiếng tăm đã được khẳng định của thương hiệu “Trà B’Lao” mà các danh trà sau này đều dùng thêm chữ Trà B’Lao trên sản phẩm của mình. Đó có thể là Danh trà Quốc Thái, Đỗ Hữu, Trâm Anh, hay Rồng Vàng, Thiên Thành, Ngọc Trang… ”Nếu không ghi chữ B’Lao vào bao bì thì sản phẩm như mất đi phần bản sắc quan trọng nhất và rất khó tiêu thụ” – chủ một danh trà đã khẳng định như thế. điều đó minh chứng thêm cho sự hoà quyện máu thịt giữa con người, xứ sở và sản phẩm ra đời trên miền đất cao nguyên. Đồng thời, một lý do quan trọng khác là trà B’Lao mang dấu ấn đặc trưng riêng trong phông vị đã từng chinh phục thói quen thưởng trà của người “Đàng trong” trong khi ở “Đàng ngoài” có trà Bắc Thái nức tiếng lâu đời. Nghề làm trà ở cao nguyên B’Lao đã thành nghiệp cha truyền con nối. Những ông chủ của thế hệ đầu tiên của các danh trà nổi tiếng hầu như đã về với đất. Vẫn là những tên gọi cũ nhưng những người kế nghiệp đã sang đến đời thứ ba, thứ tư. Bảo Lộc chục năm lại đây xuất hiện nhiều doanh nghiệp – doanh nhân trong và ngoài nước tìm đến làm trà. Họ là những ông chủ Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc đến đầu tư, thuê đất đai, nhân công và trồng trà để làm giàu và họ đã giàu nhanh chóng. Gần 1.500 cơ sở sản xuất chế biến trà lớn nhỏ là con số thống kê ở “đô thị trà” Bảo Lộc. Trà B’Lao không chỉ là sản phẩm nội tiêu mà đã toả hương ở nhiều thị trường trên thế giới. Người dân nào ở Bảo Lộc cũng có vài sào trà để sinh sống chủ yếu . Đây là loại cây công nghiệp dễ trồng, dễ chăm sóc mà lại có sức sống vô cùng mãnh liệt . Cứ 10 ngày 1 lần, người ta hái và 10 người sau, những đọt non mơn mởn lại mọc lên. Trà Bảo Lộc được chuyển đi các tỉnh, có những vùng nước lợ mà người ta không thể uống nước được nếu không có trà. Bất kỳ một quán giải khát, quán ăn nào cũng không thể thiếu nước trà. Đây là thứ nước uống giải khát lành mạnh cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, ai cũng có thể thưởng thức hương vị thơm ngon, đậm đà của trà . Đêm mùa đông lạnh lẽo, một ly trà thơm bốc khói có thể sưởi ấm tay bạn trong chốc lát. Xuân về tết đến, nhà ai lai không có một vài tách trà thơm để tiếp khách đến nhà mừng xuân. Nếu như trà “Đàng ngoài” thường sao suốt và không ướp hương thì trà B’Lao truyền thống cũng có bí quyết riêng . Những đọt trà non hái mang về được luộc hoặc xào cho chín, sau đó đem vò xoăn lại, kế tiếp là sấy bên bếp than hồng đến khi nào trà khô và bốc mùi thơm ngát là được. Trà chế biến đến đây gọi là trà mộc. Một số người thích uống trà này hơn vì nó còn mang đầy đủ hương vị của trà. Muốn ngon hơn, người ta ướp thêm các vị thuốc khác như quế hương, cam thảo. Hương ướp trà B’Lao chủ yếu là hoa sói, hoa lài, rất thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở đây.

Hãy nghe tâm sự của một bạn trẻ: “Ở nhà, sáng nào tôi cũng pha cho Ba tôi một tách trà, nước phải xanh và trong vắt thì Ba tôi mới vừa lòng. Ngồi bên tách trà thơm bốc khói, Ba tôi sắp xếp công việc cho một ngày và buổi tối cũng vậy, sau bữa cơm chiều, ông có thể ngồi hàng giờ bên tách trà xanh thoảng hương nhài. Tôi cảm tưởng người quên hết tất cả những ưư phiền trong ngày qua làn khói bốc lên từ ly trà” Người ta thường nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng ở Bảo Lộc người ta nói “Tách trà là đầu câu chuyên” đấy bạn ạ.

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Kỹ thuật sản xuất Trà Thái (BSTT-P5)

Nguyên liệu

Nguyên liệu dùng để chế biến chè là búp chè một tôm hai, ba lá non được thu hái từ các nương chè.

Giai đoạn làm héo Chè

Mục đích

Chè nguyên liệu sau khi thu hái 80 %. Ở độ ẩm này, nếu đem tiến hành vò ngay thì: về có độ ẩm 75 chè nguyên liệu sẽ bị nát, nước thoát ra mang theo một số chất hòa tan làm ảnh hưởng đến chất lượng chè thành phẩm. Do đó, làm héo để cho lượng nước trong nguyên liệu chè bốc đi bớt, lá chè nguyên liệu trở nên mềm và dẻo dai hơn. Ngoài ra, do lượng nước giảm đi mà hàm lượng chất khô trong nguyên liệu chè trở nên đậm đặc hơn, từ đó tăng

Yêu cầu:

Làm héo nguyên liệu chè đến độ 65 %, nguyên liệu phải được làm héo đều. Người ta qui định tỉ lệ như sau:

– Nguyên liệu chè được héo đúng mức trên 80 %: héo tốt

– Nguyên liệu chè được héo đúng mức từ 70- 80 %: héo trung bình

– Nguyên liệu chè được héo đúng mức dưới 70 %: héo kém

Điều kiện kỹ thuật:

che-bien-tra-thai-580x481

Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí kk): hai yếu tố này ảnh hưởng lớn đến tốc độ làm héo.

Nếu nhiệt độ cao, tốc độ làm héo sẽ nhanh, nhưng nếu nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzym có trong nguyên liệu và ở nhiệt độ cao, các chất hương tạo thành sẽ không tích lũy được, các chất bay hơi có mùi thơm bị tổn thất làm giảm chất lượng chè thành phẩm. Do đó, nhiệt độ làm héo thường là 450 C.

Điều kiện lưu thông không khí: lưu thông không khí nhằm mục đích giảm ẩm của môi trường làm héo. Trong quá trình làm héo, ẩm trong nguyên liệu chè thoát ra làm môi trường làm héo nhanh chóng bão hòa nước. Vì thế cần phải lưu thông không khí của môi

trường làm héo để tăng tốc độ làm héo đồng thời cấp cho nguyên liệu chè một lượng oxy cần thiết cho quá trình sinh hóa xảy ra trong quá trình này. Người ta khống chế tốc độ lưu chuyển không khí khoảng 2m/s.

Độ đồng nhất của nguyên liệu: tốc độ thoát hơi nước ở những phần non, già của nguyên liệu chè có khác nhau, do đó trước khi làm héo cần phải phân loại vì nguyên liệu non thường héo trước.

cường khả năng hoạt động của các enzym có trong nguyên liệu chè thái

Các phương pháp làm héo:

Làm héo tự nhiên: thường sử dụng ba cách sau:

Phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời: rải chè nguyên liệu trên sân phơi, chiều dày 20 cm, sau 30 phút đảo chè một lần, khi đạt được độ héo yêu cầu thì làm nguội trong bóng râm 1 giờ.

Làm héo trong bóng râm: rải nguyên liệu chè nơi có bóng râm, cách này làm cho nguyên liệu chè héo đều hơn.

Làm héo trong phòng thoáng khí: nguyên liệu chè được đặt trên các tầng ở trong phòng thoáng khí để làm héo. Việc lưu thông không khí trong phòng được thực hiện bằng cách đóng mở các cửa sổ hoặc sử dụng quạt thông gió.

Phương pháp làm héo tự nhiên có ưu điểm là nguyên liệu héo đều, ít tốn năng lượng nhưng nhược điểm của nó là phụ thuộc thời tiết, tốn diện tích xây dựng, tốn nhân công, năng suất thấp thời gian kéo dài.

Làm héo nhân tạo: có hai cách; Làm héo trong phòng nóng: nguyên liệu chè được rải vào các tầng của phòng làm héo. Phòng làm héo có trang bị quạt hút không khí và quạt đẩy hơi nóng vào, khống chế nhiệt độ 6 giờ. trong 450 C, ở nhiệt độ này thời gian làm héo là 5 trong phòng 40 Sau 1 giờ thay đổi không khí trong phòng một lần bằng cách sử dụng quạt hút và đẩy

Làm héo trong máy héo: thường sử dụng máy 750 kg/giờ, thời gian làm héo kiểu băng tải, năng suất thường từ 450 30 %. Trong kk 20  270 phút (tùy theo từng loại nguyên liệu) làm héo 85 Máy làm héo có hình dáng như một hộp kim loại có 5 băng chuyền nằm ngang, nguyên liệu chè đi từ băng chuyền trên cùng đến các băng chuyền phía dưới rồi ra khỏi máy. Trong quá trình làm việc không khí nóng được thổi liên tục vào má

Phương pháp làm héo nhân tạo có ưu điểm là năng suất lớn, đảm bảo được mức độ héo của nguyên liệu chè nhưng có nhược điểm là tốn năng lượng.

Giai đoạn vò Chè héo và sang Chè vò

Mục đích:

Vò chè để làm dập các tổ chức tế bào các mô làm các thành phần trong lá chè thoát ra bề mặt của lá chè để sau khi sấy các dịch bào sẽ bám lên bề mặt lá làm cho cánh chè óng ánh hơn và dễ dàng hòa tan vào nước pha tạo ra hương vị đặc biệt của chè đen. Hơn nữa, do dịch bào thoát ra ngoài nên tanin và các hợp chất hữu cơ khác có điều kiện tiếp xúc với oxy không khí xãy ra quá trình oxy hóa tạo ra mùi vị, hương và màu sắc của sản phẩm.

Ngoài ra việc sàng chè vò sau mỗi lần vò còn có những mục đích sau:

– Trong khi vò, do ma sát giữa các lá chè với nhau hoặc giữa chè với vỏ máy sẽ làm phát sinh ra nhiệt, vì thế việc sàng chè vò nhằm mục đích làm nguội khối chè sau khi vò.

– Sàng chè vò còn nhằm mục đích phân loại để tạo điều kiện thuận lợi cho những lần vò tiếp theo và cho quá trình lên men sau này.

Kỹ thuật vò chè: có hai phương pháp vò chè:

• Vò chè thủ công: cho chè héo vào trong các túi vải thưa rồi dùng tay để vò, phương pháp này ít được dùng trong sản xuất chè đen.

• Vò chè cơ giới: phương pháp này cho chất lượng sản phẩm cao, năng suất lớn. Quá trình vò được thực hiện trong những máy vò, máy vò chè gồm một thùng hình trụ để chứa chè đã làm héo, bàn vò đặt ở đáy thùng có bố trí cửa tháo chè đã vò, trên bàn vò có nhiều thanh gờ để tạo nên những lực xoắn cuộn khối chè khi vò. Nhờ có hệ thống gá đỡ mà thùng vò có thể chuyển động tròn, lui tới trên mặt phẳng của đáy thùng vò, bàn vò đứng yên hoặc cũng

chuyển động tròn, lui tới trên mặt phẳng song song với mặt phẳng của đáy thùng vò nhưng theo hướng ngược lại.

Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại máy vò sau:

* Máy vò chè mở: Máy chè không có bộ phận bàn ép lên khối chè héo trong thùng vò.

* máy vò chè kín: có bộ phận bàn ép lên khối chè héo trong thùng vò.

* Máy vò chè tác dụng kép: Máy vò chè mà thùng vò và bàn vò đều chuyển động nhưng ngược chiều nhau.

* Máy vò chè tác dụng đơn: là máy vò chè chỉ có thùng vò chuyển động.

Yêu cầu kỹ thuật:

Lượng chè héo đưa vào máy vò: Tùy thuộc vào thể tích của thùng vò, trong thực tế, lượng chè héo đưa vào 85 % thể tích của thùng vò. Nếu lượng chè héo trong thùng vò chiếm 75 đưa vào máy vò quá nhiều thì việc vò chè sẽ không đều và tản nhiệt sẽ không tốt, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nếu lượng chè héo đưa vào máy vò quá ít thì năng suất máy vò sẽ giảm và áp lực vò được tạo ra do trọng lượng bản thân khối chè sẽ giảm nên khó làm cánh chè xoăn kết đẹp.

Tốc độ quay của mâm vò: tốc độ quay của mâm vò có ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Tùy theo chất lượng chè héo đem vò và điều kiện của phòng vò mà khống chế tốc độ quay của mâm vò cho thích hợp. Nếu tốc độ quay của mâm vò quá lớn thì cánh chè dễ gãy vụn nhưng có ưu điển là rút ngắn được thời gian vò và chất lượng của sản phẩm tốt hơn. Ngược lại, nếu tốc độ quay của mâm vò nhỏ thì có ưu điểm là các lá chè không bị đứt đoạn nhưng thời gian vò sẽ kéo dài, năng suất vò chè thấp, chè vò trong máy dễ phát nhiệt gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó, nếu máy vò và phòng vò có hệ thống thông gió tốt, có thể dùng tốc độ vò nhỏ, ngược lại, phải tiến hành vò nhanh.

Thời gian vò: nếu tốc độ vò lớn thì thời gian vò giảm. Tuy nhiên cần phải làm thế nào để quá trình vò chè đạt được những yêu cầu đề ra về độ dập tế bào, tỉ lệ vụn nát…Lá chè già thì cần thời gian vò lớn hơn lá chè non.

Áp lực vò: nếu áp lực vò quá lớn thì lá chè dễ bị tổn thương, chè vụn nhiều, ngược lại nếu áp lực vò quá nhỏ thì quá trình vò sẽ không triệt để, màu nước pha chè đen thành phẩm sẽ nhạt, bả chè có những đốm xanh. Do đó, trong thực tế, ở lần vò I, người ta vò mở và trong lần vò II, III thì vò kín xen kẻ với vò mở để nhiệt sinh ra trong quá trình vò dễ dàng tản đi.

Kiểm tra công đoạn vò chè và yêu cầu kỹ thuật của phòng vò chè

Nhiệt độ của phòng vò chè có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm chè đen, do đó, cần phải khống chế 240 C. Ngoài ra, tác dụng nhiệt độ của phòng vò chè vào khoảng 20 của men oxydaza trong nguyên liệu chè phụ thuộc rất nhiều vào sự có mặt của oxy trong phòng vò, do đó cần phải lưu thông không khí trong phòng vò; đồng thời để thuận lợi cho quá trình biến đổi hóa học 98 % bằng của chè vò, cần khống chế độ ẩm trong phòng vò khoảng 95% cách phun ẩm.

Chất lượng chè vò được kiểm tra bằng chỉ tiêu độ dập của tế bào, sao cho ở lần vò cuối độ dập tế bào phải 85 % trở lên. Ngoài cách kiểm tra cảm quan người ta còn kiểm tra bằng phương pháp hóa học. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là cho lá chè vò vào dung dịch kalibicromat 10 % trong thời gian 5 phút. Dung dịch này sẽ làm xám ở những nơi nào lá chè bị dập, từ đó ta có thể xác định được tỉ lệ dập của tế bào trong quá trình vò.

Quy trình lên men Chè vò

Mục đích:

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong qui trình sản xuất chè. Mục đích của giai đoạn này là tạo ra những biến đổi sinh hóa, chủ yếu là oxy hóa tanin dưới tác dụng của men để tạo ra màu sắc, hương vị của nước pha chè đen.

Yêu cầu kỹ thuật:

Chè sau khi lên men phải đạt những yêu cầu sau:

• Lá chè mất đi màu xanh, có màu đỏ

• Mùi hăng xanh mất đi, có mùi thơm dịu

• Không còn vị chát, có vị đậm dịu

• Hàm lượng tanin giảm 50 % so với lượng tanin có trong nguyên liệu chè. lúc này có thể kết thúc quá trình lên men.

Những biến đổi của chè vò khi lên men:

Trong quá trình lên men, những biến đổi chủ yếu xảy ra là sự biến đổi về số lượng và chất lượng tanin trong chè vò. Tanin bị oxy hóa để tạo ra những sản phẩm có hương vị, màu sắc đặc trưng cho chè đen như theaflavin và thearubigin.

Tuy nhiên, nếu nguyên liệu chè có nhiều protit thì tanin sẽ kết hợp với protit tạo ra sản phẩm không tan không có lợi cho chất lượng chè đen. Do đó, nếu nguyên liệu có nhiều protit thì không có lợi cho việc sản xuất chè đen. Sự biến đổi tanin trong quá trình lên men chè vò, chủ yếu là do hai loại men peroxydaza và polyphenoloxydaza. Men peroxydaza tạo ra những sản phẩm không màu hoặc màu sữa khi oxy hóa tanin có trong chè vò, đây là sản phẩm quyết định vị của chè đen. Còn men polyphenoloxydaza oxy hóa tanin để tạo ra những sản phẩm có màu đỏ, màu đặc trưng của chè đen.

Trong thời gian lên men, hàm lượng monosaccarit giảm từ 1,97 đến 1,64 % và hàm lượng disaccarit giảm từ 1,25 đến 0,5 %. Hợp chất nitơ trong chè vò sau khi lên men biến đổi không nhiều lắm.

Trong quá trình lên men, hàm lượng pectin hòa tan, vitamin C và clorofin tiếp tục giảm. Ngoài ra, còn có sự tích lũy rượu hexanol và benzaldehyt.

Nhiệt độ khối chè lên men đạt cực đại khi tác dụng lên men dừng lại, sau đó giảm dần. Do đó, ta có thể theo dõi nhiệt độ khối chè lên men để kết thúc quá trình lên men.

Điều kiện kỹ thuật lên men chè vò:

– Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng khá lớn đến quá trình lên men do hoạt tính của các enzym phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ tối thích của các enzym oxy hóa là 450 C. Nhưng trên thực tế 300 C vì ở trong quá trình lên men chè vò người ta khống chế ở 20 nhiệt độ này chất lượng của chè lên men là tốt nhất. Nếu lên men trên 300 C thì hàm lượng tanin và các chất hòa tan giảm, không có lợi cho chất lượng chè đen. Ở nhiệt độ dưới 80 C thì quá trình lên men ngừng hẳn. Trong điều kiện khí hậu ở nước ta, nhiệt độ lên men được chọn 240 C.trong khoảng 20

– Độ ẩm: độ ẩm ở đây bao gồm độ ẩm của chè vò và độ ẩm của không khí trong phòng lên men.

* Nếu độ ẩm của chè vò quá thấp thì thời gian lên men kéo dài, nếu cao qúa thì thời gian lên men sẽ ngắn nhưng chè sau lên men sẽ có màu ám đen, từ đó làm cho màu sắc nước pha không đẹp. Thường thì độ ẩm của chè vò đem lên men vào khoảng 60 % là thích hợp.

* Độ ẩm của không khí trong phòng lên men nên 98 %. Nếu độ ẩm trong phòng lên men thấp thì chè sẽ không chế ở 90 khô làm ảnh hưởng đến quá trình lên men. Do đó, nếu độ ẩm của phòng lên men không đạt yêu cầu thì phải sử dụng thiết bị phun sương.

– Sự lưu thông của không khí: Để tránh mùi vị lạ cho sản phẩm chè đen cần phải dùng không khí trong sạch. Người ta tính rằng cứ 70 kg chè cần lên men phải có một lượng oxy chứa trong 1 m3 không khí sạch. Ngoài ra, trong quá trình lên men sẽ thải ra khí CO2 nên phải lưu thông không khí. Số lần lưu thông 10 lần/giờ. không khí trong phòng lên men khoảng 8.

Thời gian lên men: trong cùng điều kiện lên men, thời gian lên men phụ thuộc vào mức độ non già, mức độ héo và mức độ vò của nguyên liệu chè. Nguyên liệu chè đã qua héo và vò đúng mức nếu non thì cần thời gian lên men ngắn và ngược lại.

– Độ dày của lớp chè rải trên khay đặt trong phòng lên men cũng phụ thuộc vào mức độ non già của chè đem lên men. Trong cùng điều kiện về làm héo và vò thì chè già cần phải rải dày để tận dụng sự tăng nhiệt độ thúc đẩy quá trình lên men (do chè già khó lên men hơn), ngược lại, chè non cần phải rải mỏng, chiều dày 8 cm. Thời tiết cũng ảnh hưởng của lớp chè dao động trong khoảng từ 4 hưởng đến độ dày của lớp chè, nếu thời tiết nóng thì rải mỏng, lạnh thì rải dày.

Phòng lên men

Tùy thuộc vào năng suất của nhà máy mà quyết định thể tích phòng lên men, phòng lên men phải có ánh sáng nhưng không để ánh nắng chiếu vào vì tia tử ngoại sẽ ức chế hoạt động của các enzym, các khay đựng chè lên men và phòng lên men phải thường xuyên được làm vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các khay đựng chè lên men thường làm bằng nhôm hay gỗ có đục lổ ở đáy, khay thường đặt trên các giá đỡ hoặc được chồng tréo lên nhau nhưng không được chồng quá 5 khay. Để đảm bảo độ ẩm của không khí trong phòng lên men, người ta trang bị những thiết bị phun ẩm.

Kiểm tra giai đoạn lên men

Có hai cách kiểm tra: kiểm tra bằng phương pháp cảm quan và bằng phương pháp hóa học. Ở đây chỉ giới thiệu một vài phương pháp đơn giản như sau:

– Theo dõi nhiệt độ lên men: khi nhiệt độ khối chè từ cao nhất bắt đầu giảm xuống thì chè đã được lên men đầy đủ và có thể kết thúc quá trình lên men.

– Theo dõi màu sắc chè lên men: nếu chè có màu đồng đỏ thì lên men đầy đủ, màu nâu thì lên men quá mức và màu lốm đốm xanh chứng tỏ lên men chưa đầy đủ, trường hợp này cần tìm rõ nguyên nhân để khắc phục, có thể do ở những công đọan trước đó như làm héo, vò.

– Theo dõi mùi vị chè sau lên men: nếu mùi thơm dịu là lên men đúng mức, nếu có mùi chua là lên men quá mức, còn nếu vẫn có mùi hăng xanh thì lên men chưa đạt.

Giai đoạn sấy Chè lên men

Mục đích:

– Khi chè đã được lên men đúng mức, phải cần đình chỉ hoạt động của các enzym để chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất, thường thì người ta dùng nhiệt độ cao để thực hiện điều này.

– Làm giảm độ ẩm của chè lên men để thuận lợi cho việc bảo quản chè sản phẩm. Từ đó làm cho cánh chè xoăn kết và đen bóng.

– Làm bay đi mùi hăng xanh và lộ rõ mùi của các cấu tử tinh dầu có nhiệt độ sôi cao.

Yêu cầu:

Chè phải được sấy đều, khô. không có mùi khét, độ ẩm còn lại từ cũng phải tương đối.

Những biến đổi của chè lên men khi sấy:

– Nước bay hơi, màu của cánh chè chuyển từ màu đồng đỏ sang màu đen bóng, mùi táo chín của chè lên men mất đi, thay vào đó là mùi thơm dịu hơn, đặc trưng của sản phẩm chè đen, cánh chè xoăn hơn, thẳng và khô.

– Tinh dầu bị tổn thất nhiều, khoảng 60 %, nhưng trong quá trình sấy, dưới tác dụng của nhiệt độ cao đã tạo ra những hương vị mới cho sản phẩm.

– Hàm lượng vitamin C tiếp tục giảm.

Điều kiện kỹ thuật:

– Nhiệt độ: thường sấy chè ở 800 C, nếu sấy ở nhiệt độ cao hơn 800 C thì chè mất đi nhiều hương thơm và màu sáng, nếu sấy thấp hơn 800 C thì quá trình sấy kéo dài, các enzym trong chè không được đình chỉ kịp thời, chè dễ bị len men quá mức.

– Tốc độ không khí trong máy sấy chè: tốc độ không khí nóng trong máy sấy chè thường khống chế ở 0,5 m/s, nếu khống chế nhỏ hơn tốc độ này thì thời gian sấy kéo dài và nếu khống chế ở khoảng 0,6 m/s thì chè vụn sẽ bị cuốn theo.

– Độ dày của lớp chè rải trên băng chuyền máy sấy: thực nghiệm cho thấy nếu tốc độ không khí nóng trong máy sấy chè < 0,5 m/s thì độ dày của lớp chè rải trên băng chuyền không ảnh hưởng đến chất lượng chè sấy được. Do đó, nếu ta khống chế tốc độ không khí bằng 0,5 m/s và sấy hai lần thì độ dày của các lớp chè rải trên băng chuyền là:

2,5 cm; Sấy lần 1: 2

5 cm; Sấy lần 2: 3

Ngoài các phần chè non già khác nhau thì độ dày của lớp chè rải trên băng chuyền cũng khác nhau, thường thì độ dày chè non sẽ nhỏ chè già.

–> túi trà hút chân không

Kiểm tra công đoạn sấy chè: có hai phương pháp

– Kiểm tra độ ẩm của chè sấy bằng phương pháp sấy đến trọng lượng không đổi.

– Kiểm tra cảm quan bằng cách dùng ngón tay nghiền chè sấy thành bột vụn mà không thấy dính tay là đã sấy đúng mức.

Phân loại, đấu trộn, đóng hộp và bảo quản thành phẩm

Sau khi sấy xong chè được phân loại để thành những sản phẩm có phẩm chất tốt xấu khác nhau, chủ yếu là về kích thước, hình dáng; ngoài ra phân loại còn nhằm mục đích để loại trừ các tạp chất lẫn vào trong quá trình chế biến.

Sau khi phân loại, người ta tiến hành đấu trộn những phần đã phân loại ra theo một tỉ lệ nhất định theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo tiêu chuẩn của nhà máy. Thường thì chỉ đấu trộn chè cánh hoặc chè mảnh, còn chè vụn thì đem sản xuất chè hòa tan. Việc trộn chè được thực hiện trên những máy trộn kiểu thùng quay.

Để bảo quản thành phẩm, chè được đóng vào hộp, thường bằng cacton hoặc bằng kim loại, trọng lượng của mỗi hộp tùy theo yêu của khách hàng hoặc theo tiêu chuẩn của nhà máy, bên trong hộp có 3 lớp giấy, 2 lớp giấy thường và 1 lớp giấy bạc ở giữa. Để đóng hộp, đầu tiên cho 2/3 lượng chè cần đóng vào hộp, dùng máy lắc lắc chè thật chặt rồi cho tiếp 1/3 lượng còn lại vào hộp để đảm bảo khối lượng mong muốn và giảm được thể

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Sự tích trà Tân Cương

Trà thái nguyên chia sẻ sự tích trà Tân Cương
Chuyện xưa kể rằng, có đôi trái gái yêu nhau tha thiết, thủy chung, nhưng vì chàng trai quá nghèo nên không được sự chấp thuận của cha mẹ cô gái vốn là một gia đình quan lang giàu có.

ho-nui-coc-300x207

Mọi sự ngăn cản, cấm đoán cũng chỉ khiến đôi trai gái thêm quyết tâm mong ngóng chờ đợi nhau. Tiếng sáo của chàng Cốc không còn vọng đến nàng Công. Nước mắt nàng Công chỉ mình nàng Công biết. Nhớ thương tuyệt vọng, chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sững giữa trời. Suốt bốn mùa, gió man mác trong cây lá như tiếng sáo xa xăm vọng về. Còn nàng Công, trong buồng giam nhớ thương chàng Cốc khôn nguôi. Nàng khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Những giọt nước mắt yêu thương thủy chung qua năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc. Mỗi năm khi mùa hè đến, trên núi Cốc và đôi bờ sông Công nở đầy loài hoa sim tím, như thầm nhắc thiên diễm tình thuở ấy. Nàng Công quặn mình đau đớn, uất hận khao khát. Đó là những ngày mưa lũ, nước sông Công dâng ào ạt để gần núi Cốc hơn.

–> ấm chén bát tràng

–> chè thái nguyên

Các cụ già kể lại với hậu thế rằng, nước mắt nàng Công thấm vào rễ cây chè mà tạo nên vị ngọt cứ lưu luyến, ngân nga, để người ta nhấp chén trà một lần rồi nhớ mãi mà chẳng biết vì sao.

Sưu tầm: Dạ Phong

 

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Uống trà

Trà thái nguyên chia sẻ việc uống trà

Nhật ký của nhiều người:

Ảnh minh họa Buổi tối, từng nhóm học viên thường quây quần bên nhau uống trà. Trong phòng, ở hành lang hay giữa vườn hoa. Sau một ngày dài lao động học tập, đây là phút giây thư giãn tuyệt vời bên ấm trà nóng.

tra-da1-300x227

Chén trà xanh xoay vần theo những câu chuyện đời. Quá khứ, hiện tại và tương lai. Chuyện đông rồi chuyện tây, ngày xưa đến ngày nay…

Tối nay cũng vậy, chúng tôi ngồi bên ấm trà, bình luận rôm rả về trận bóng của tuyển VN đang trực tiếp trên truyền hình. Bỗng có đứa chép miệng: “Thằng An mà còn ở đây, nó bình luận trận này hay phải biết…”. Tự nhiên không khí chùng xuống, im lặng. An đã qua đời tháng trước vì AIDS. Có mấy tiếng thở dài buông nặng… “Nó mới được đi phép thưởng, sắp có quyết định hồi gia rồi còn gì, vậy mà không kịp… Thử hỏi năm năm phấn đấu của nó có vô nghĩa không?”.

–> chè thái nguyên

–> ấm chén bát tràng

Có vô nghĩa không? Câu hỏi kéo dài thêm một khoảng lặng, hình như mỗi người đang tự hỏi lại mình. Chén trà chuyền tay có phần chậm lại, hương trà nhẹ nhàng lan tỏa… Giọng ai đó từ tốn: “Làm sao vô nghĩa được, năm năm ở đây tuy dài nhưng chúng ta đã không còn là những thằng nghiện, không làm chuyện xấu xa như trước. Thử nghĩ thằng An không học tập ở đây thì cuộc sống của nó có kéo dài và có bình yên, có tử tế thêm năm năm nữa không? Hay là đã tự hủy hoại mình trong cái vòng luẩn quẩn của nghiện ngập, phạm pháp?”.

Câu chuyện về An đã khép lại buổi tối uống trà của chúng tôi nhưng lại mở ra nhiều suy nghĩ mới, nhiều hiểu biết mới. Những lúc chuyện trò thoải mái như thế này, người ta không chỉ nói chuyện vui mà còn bộc bạch những suy tư, trăn trở, buồn đau của mình một cách dễ dàng, để rồi sau đó sẽ thấy lòng thanh thản, bớt muộn phiền vì được sẻ chia…

Pha một ấm trà thật là đơn giản, chỉ cần bỏ một vốc trà vào bình, châm đầy nước sôi, qua mấy phút là dùng được. Trà cũng không mắc lắm, nhín một phần nhỏ lương lao động là có thể mua trà để dành uống đến hết tháng. Vì vậy, từ lâu trà đã gắn bó với cuộc sống hằng ngày của học viên chúng tôi như người bạn thân thiết. Bạn bè mấy đứa ngồi lại với nhau thành vòng tròn, ở giữa là bình trà bốc khói và chiếc chén con.

Ở “mâm trà” đơn giản ấy, nhiều câu chuyện đã được bày tỏ, thậm chí bạn bè lỡ có xích mích mâu thuẫn, chỉ một chén trà mời nhau là có thể xóa tan khoảng cách. “Mâm trà” cũng là nơi thích hợp để sinh hoạt nhóm, nói chuyện chuyên đề một cách nghiêm túc nhưng dễ hiều và gần gũi.

Đôi khi có đứa nói đùa: “Nếu ngày trước ở ngoài đời, tụi mình chịu ngồi uống trà chiêm nghiệm cuộc sống như vầy thì đâu phải gặp nhau ở đây ha!”, “Ừ, trông tụi mình giống mấy ông già quá!”.

Thế là cả nhóm cười phá lên, tiếng cười trong trẻo và vô tư như những bông lài trắng muốt chúng tôi vẫn thường hái bỏ vào bình trà, để trong vị chát ngọt của chén trà xanh lại nghe thoang thoảng hương thơm của mấy cánh hoa tươi…

Trịnh Sơn

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Chén Trà tri âm

Trà thái nguyên chia sẻ Chén Trà tri âm

Ở Việt Nam, việc uống trà được coi như là một nghệ thuật, mà những dân tộc tự hào có trà đạo từ lâu đời cũng phải suy ngẫm, bởi cái cốt lõi không phải là nghi thức, mà là sự cảm nhận tinh tế, vi diệu bằng tất cả các giác quan, cảm nhận được tinh túy của đất trời.

Việt Nam ta có rất nhiều loại trà ngon nổi tiếng đã được khẳng định theo thời gian như:

trà lục Tân Cương,

trà Shan Suối Giàng,

trà Shan Tà Xùa,

trà lục Mai Châu…

và cái thú thưởng trà sao mà tao nhã, cao quý!

Ta hãy cùng đọc lại mấy câu thơ của cổ nhân:

“Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng” (Ngôn chí 2 – Nguyễn Trãi). Thử hỏi có mấy ai thưởng trà được như vậy. Thiên nhiên – con người và trà như đồng điệu trong mối giao hòa Thiên–Địa–Nhân sâu sắc.

“Chè tiên nước kín nguyệt đeo về” (Thuật hứng 3 – Nguyễn Trãi). Trăng náu mình trong bình nước, nhà thơ đeo về để pha trà tiên. Chỉ một chén trà đã nâng hồn người bay bổng, trà và cảnh với con người hòa quyện, tương giao, đồng điệu có chiều thoát tục. Tiên cảnh đấy mà rất đời thường, gần gũi.

Các cụ xưa thường uống trà mộc được sao suốt công phu như một nghi lễ tôn giáo. Cao Bá Quát cũng từng khuyên:

“Uống trà xin chớ ướp hoa

Ướp hoa khó nhận đâu là trà ngon”

Bởi người sành trà, thưởng trà mộc, khi cảm nhận được tinh túy của trà, hội tụ những hương vị được chung đúc ngàn năm, sẽ không bao giờ quên được cái cảm giác trân quí tuyệt vời ấy. Chưa nói rằng đó là thú chơi sang trong mang hơi hướng thần tiên.

Song một số người lại có cái thú uống trà ướp hoa và thường ướp sen, lài, ngâu, cúc, sói… nếu như thưởng trà mộc người ta cảm nhận được cái tinh túy của trà, thì với trà ướp hoa, hương của trà hòa quyện với hương hoa tinh khiết làm cho con người được thư giãn trong một sự thăng hoa, cộng hưởng. Chỉ riêng việc sao tẩm, ướp hoa, rồi pha và thưởng trà đã là một nghệ thuật có tính bí truyền mang hơi hướng như một tôn giáo.

–> túi trà hút chân không

–> ấm chén bát tràng

Ai đã từng đọc văn của cụ Nguyễn Tuân chắc sẽ đều trầm trồ thán phục sự sành điệu của cụ và những nhân vật – những đệ tử của trà qua những trang văn sâu sắc và tinh tế. Đâu phải ngẫu nhiên mà cụ Nguyễn Tuân cho nhân vật của mình dán câu đối của cụ tú Hải Văn ở hai bên cổng:

– “Họ lịch sự như tiên, phú quý như giời, quất con ngựa dong chơi ngoài ngõ liễu”.

– “Ta trồng cỏ đầy vườn, vãi hoa đầy đất, gọi hề đồng pha nước trước hiên mai”.

Cuộc sống đời thường bề bộn, có được một giây phút hiếm có ấy có thể gọi tên là: “Hạnh phúc” có chi là không đúng, vì nhiều khi hạnh phúc chính là những điều ta tưởng ở đâu đâu, trong khi luôn hiện hữu bên mình, mà ai đó biết trân trọng, nâng niu cuộc sống trân quí kia mới ban tặng!

Và kẻ “ăn mày’” trà trong truyện của Nguyễn Tuân, sành sỏi đến độ chỉ nhấp mấy ngụm trà nhỏ đã phát hiện trong ấm trà vương vài cánh trấu, có lẽ trên thế giới này có một không hai.

Các cụ xưa uống trà không chỉ để thưởng thức hương vị thơm ngon kỳ thú, mà bên ấm trà người ta còn tìm một mối tri kỷ tri âm, luận bàn thế sự, giãi bày những quan điểm về mọi mặt của đời sống xã hội…

Uống trà là một thú vui phong lưu, tao nhã, là một cách bồi bổ, di dưỡng tinh thần. Một chén trà mà chứa đựng bao điều sâu xa. Đúng như cụ Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: “Trong một ấm trà ngon, người ta thấy có một mùi thơ và một vị triết lý”. Bên ấm trà người ta thấy toát lên cái tinh thần “Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định” – tức là lấy cái trong sáng tĩnh lặng của cõi lòng để chế ngự cái vạn biến của đất trời, lấy cái thanh cao để vượt lên cái tục của đời thường. Uống trà mà như thế quả là tiên trà vậy!

“Trà ngon phải có bạn hiền”, có khác nào Bá Nha phải có Chung Tử Kỳ. Nhưng uống lúc nào, đến đâu là vừa và như thế nào là phải phép. Tổ tiên ta đã đúc kết: “Trà tam rượu tứ”:

“Bán dạ tam bôi tử

Bình minh nhất trản trà

Nhất nhật cứ như thử

Lương y bất đáo gia”.

Cụ Nguyễn Tuân cũng đã dạy: “Cứ suy cái lẽ một bộ đồ trà chỉ có đến bốn chén quân thì đủ biết cái thú uống trà không thể ồn ào được. Lối giao du của cổ nhân đạm bạc chứ không huyên náo như bây giờ”. Xưa các cụ mời nhau thưởng trà vào sáng sớm, chay tịnh để cảm nhận được cái tinh túy của trà giữa đất trời. Con người, thiên nhiên và hương vị trà giao hòa, đồng điệu như những người bạn tri âm, tri kỷ.

Ngày nay, uống trà và nghệ thuật thưởng trà đã và đang được lưu giữ, phát huy như một giá trị văn hóa cổ truyền đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Vào một buổi sáng tinh sương nào đó, bạn hãy mời mấy người bạn tri âm, pha một ấm trà ngon đúng cách, cùng nhau thưởng thức hương vị thanh tao của trà, cùng nhau suy ngẫm về nghệ thuật thưởng trà của các bậc tiền nhân, cùng nhau suy ngẫm về lời bình bất hủ về thú thưởng trà của học giả Lê Qúy Đôn trong cuốn “Vân đài loại ngữ”:

“Uống chén thứ nhất thấy thân thể mềm mại trở lại. Uống chén thứ hai thấy quá khứ hiện về hết. Uống chén thứ ba thấy có thể thông cảm được với các vị tiền bối. Uống chén thứ tư thấy gió thổi lất phất ở hai bên nách, cho nên không thể uống chén thứ năm được nữa”.

Trần Văn Hạc

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Nâng chén hoài cổ

Hà Nội trưa. Rồi Hà Nội tối. Trà đá lúc nào cũng đông. Có thách vàng, người ta cũng không tìm được vài trăm mét phố nào ở đất này thiếu trà đá.

Người Việt có tục uống trà từ lâu đời. Người Hà Nội nâng nó lên thành nghệ thuật. Đọc lại “Vũ trung tùy bút” của cụ Phạm Đình Hổ, ta cũng biết rằng, quãng hai trăm năm về trước, cách thưởng trà của người Việt đã cầu kỳ lắm. Riêng về trà cụ (dụng cụ pha trà), có gia đình sẵn sàng bỏ cả mấy chục lạng bạc mua cho được những bộ ấm quý. Nhà văn Nguyễn Tuân, trong một tác phẩm trước những năm 1945 lại kể rằng: Có kẻ ăn mày ghé vào một gia đình giàu có, nhưng hắn không xin cơm, mà xin một ấm trà. Khi uống xong, kẻ hạ tiện kia cả gan chê trà của nhà quyền quý không ngon. Gia đình quyền quý vốn tự hào về sành trà cả giận, nhưng rồi đã giật nảy mình về khả năng thưởng trà của kẻ ăn mày, khi biết trong trà của mình không hiểu sao lẫn vài vụn trấu!

–> túi trà hút chân không

–> chè thái nguyên

Người Hà Nội xưa uống trà nóng. Khoan hãy nói đến sự cao siêu của đạo dùng trà. Chỉ biết rằng, với người xưa, trà ngon phải có bạn hiền. Nâng chén trà, vừa để thưởng thức hương vị, vừa để ngẫm ngợi nhân tình thế thái, vừa để đàm cổ luận kim. Nếu không phải buổi trà có tính ngoại giao, chỉ một buổi uống trà xưa trong nội bộ, cũng là nơi thể hiện tôn ti trật tự, khi con cháu thể hiện sự tôn kính với bề trên, thông qua pha trà, dâng trà, các cụ vốn gọi hầu trà.

Trà đá âm thầm xâm nhập vào Hà Nội từ lúc nào, chẳng ai nhớ. Chỉ biết rằng, giờ, mùa nắng người ta uống trà đá. Ngày thu, các ngõ ngách cũng đông đặc người uống trà đá. Ngày đông, người ta cũng vẫn ngửa cổ tu trà đá ừng ực . Ăn trưa trà đá, sáng ra, bên cạnh tô phở cũng phải đặt cốc trà đá dường như người ta mới yên lòng. Bên cốc trà đá, vô khối chuyện…

Nhiều thứ hành xử kiểu “trà đá vỉa hè” len vào đời sống người dân đất này lúc nào không hay. Người ta bảo văn hóa Hà Nội là hội tụ, kết tinh và lan tỏa. Xem ra chuyện đó là quá vãng. Cách ứng xử của người tứ xứ, gần như cuốn phăng văn hóa người Hà Nội. Có chăng, chỉ còn lại vài góc nhỏ, tồn tại âm thầm, tựa như chính bộ mặt phố cổ – nơi những ngôi nhà cổ đích thực, chỉ thoi thóp bên cạnh những tòa nhà gương kính sáng choang.

Một ngày, nâng chén hoài cổ trà xanh, để nhớ cốt cách người Hà thành, khi xưa. Xã hội càng vận động nhanh, con người lại càng cần có lúc chậm lại.

Dạ Phong

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Trà đào

Tôi trở lại Lộc Hà tìm gặp Nương và tìm lời giải đáp đâu là sự thật ẩn giấu đằng sau con người lạ lùng ấy. Nương có phải là “yêu nữ” như cách gọi của ông chủ trà thất Kissa, hay là “Trà Đào” như cách tôi vẫn hằng gọi?

tra-dao

Lúc đến trà thất Kissa, chủ nhân đã đi đâu đó. Tôi đẩy cánh cổng bước vào bên trong vì biết rằng nó luôn để ngỏ. Trà thất có hai gian chính, một nằm ở trên cao làm toàn gỗ gọi là gian mộc và gian kia thấp hơn xây bằng gạch gọi là gian thổ. Hai gian cách nhau qua một hồ nước nhân tạo trồng nhiều hoa. Trong nhiều loài hoa có hoa bèo.

–> chè thái nguyên

–> túi trà hút chân không

Tôi nằm dài trên chiếc chiếu trong gian thổ, đầu gối lên chính chiếc tọa cụ mình vẫn thường ngồi uống trà, và nghĩ về Trà Đào. Một người đi từ trên dốc xuống, còn người kia thì ngược từ dưới lên; thoáng nhìn nhau; chợt nhận ra một điều gì đó, lại nhìn nhau; rồi bước qua nhau. Đến khi thấy tiếc nhớ cái gì mơ hồ vừa thoáng qua, quay lại tìm nhau thì người kia đã mất hút. Quan hệ giữa tôi và Trà Đào cũng tương tự như vậy.

Tôi nằm như thể chết rồi vậy. Chết trong nỗi nhớ. Tôi đã đến đây, đang ở đây nhưng đâu rồi hình bóng kiều nương quạt bếp đun trà, gối quỳ cẩn trọng rót từng giọt đào lên lòng bàn tay, xoa xát vào nhau mà biết trà được hay chưa. Đôi tay khum khum áp chặt tách trà màu đỏ gạch như muốn lấy bớt đi một ít hơi nóng nhưng bù lại bằng rất đỗi nhiều hương người pha trà. Rồi nàng gọi chén trà dâng khách theo kiểu đó là “trà đào”, chén trà máu. Còn tôi, tôi gọi tên người ấy là Trà Đào.

Phố núi Lộc Hà trước đây chỉ là một huyện lỵ nhỏ. Nó nằm vắt ngang qua một quốc lộ nối liền hai địa danh du lịch nổi tiếng. Khách đi ngang qua đây thường chỉ dừng lại nghỉ chân chốc lát, rồi vội vã lên đường, trong tâm tưởng hầu như không đọng lại gì về nơi mình vừa ghé qua vì vẻ hoang sơ, rỗng không của nó.

Bây giờ, Lộc Hà là một Lộc Hà khác. Những khu mới mở trong bản quy hoạch phát triển thị xã trong mười năm tới chính là tâm điểm của những chuyến viếng thăm. Tôi chỉ là một trong số nhiều người có tên trong danh sách đó. Tìm mua một miếng đất để xây dựng nhà xưởng công ty là mục đích của chuyến trở lại Lộc Hà gần đây nhất của tôi mà chủ nhân trà thất Kissa là một mắt xích quan trọng.

Giữa lúc đang còn băn khoăn không biết nên bỏ vốn đầu tư vào vùng quy hoạch nóng hay dạt ra vùng ngoại vi để chờ thời cơ, tôi lại rơi vào một nỗi băn khoăn khác. Trà Đào xuất hiện, và tôi đã bị hút vào cơn bão mà “yêu nữ” của chủ nhân trà thất Kissa tạo ra.

Một buổi chiều, tôi rớt xuống Lộc Hà. Từ quốc lộ, tôi băng qua một cây cầu dẫn vào lòng thị xã; cây cầu nhỏ vắt qua một cái hồ vừa đủ rộng, ở giữa hồ có một nhà thủy tạ. Như thường lệ, tôi rẽ vào Ngọc Ký, một quán tạp pí lù bán cà phê và nhiều thức uống bình dân khác, nằm cách cây cầu chỉ khoảng vài trăm bước chân. Nó nằm hơi nhô cao khỏi mặt đường, chỉ ngước nhìn lên là thấy ngay. Ở đó lúc nào cũng đông người nhưng không ồn ào. Đây là điểm hẹn của nhiều giới trong thị xã đến để chia sẻ thông tin về lĩnh vực mình quan tâm. Trong khi chờ đợi ông chủ trà thất Kissa đến, tôi ngồi hóng chuyện đất đai, chủ đề nóng nhất của thị xã vào thời gian đó.

Nhưng ông ta không đến một mình. Người theo sau là một cô gái có dáng dấp điển hình của phụ nữ ở vùng trung du. Nước da không thật trắng nhưng cũng không ngăm ngăm. Gương mặt điềm nhiên. Tóc dài để xõa lất phất trên chiếc áo cổ lọ thật kín đáo nhưng cũng thật gợi hình.

– Nương, một trà nhân của Kissa – ông ta giới thiệu. Nhưng sau này, mỗi lần tôi hỏi đến Nương lúc nàng vắng mặt, mặt ông ta lạnh lùng một cách khó hiểu, miệng nhai đi nhai lại cái điệp khúc “Yêu nữ đấy! Yêu nữ đấy!”.

Tôi gật đầu chào và Nương cũng gật đầu chào lại, cái gật chỉ hơi khe khẽ như còn ngượng ngập một điều gì. Tôi và ông chủ trà thất bắt đầu câu chuyện của mình. Ông ta nói rằng đã suy nghĩ kỹ và quyết định rót một phần ba số cổ phần để liên doanh mua đất với tôi như bước khởi đầu tốt đẹp cho một kế hoạch hợp tác kinh doanh đầy triển vọng trong vài năm nữa. Tuy nhiên, chọn mua ở vùng trung tâm hay ngoại vi thì vẫn chưa ngã ngũ. Nghĩa là tôi phải đến Lộc Hà thường hơn trước để bàn tính vụ này.

Trong suốt buổi nói chuyện, tôi thấy Nương nhìn đi đâu đó, thỉnh thoảng mới quay lại và lần nào cũng chạm vào mắt tôi. Một cái nhìn vừa lạ lẫm vừa thân quen.

– Nương tham gia vào vụ này nữa nhé! – tôi gợi chuyện.

– Dạ, không dám. Em chỉ là một thợ thêu, làm công ăn lương. Đâu thể ngồi cùng bàn với mấy anh.

– Thì đã ngồi cùng bàn rồi còn gì! – tôi chòng ghẹo.

Nương cúi mặt, lắc lắc đầu, đu đưa người. Lúc đó, tôi không nghĩ rằng con người này cũng sẽ là một mắt xích gắn chặt tôi với mảnh đất này hơn.

Chiều hôm đó, tôi đưa Nương đi loanh quanh thị xã. Chúng tôi đi qua những đồi trà. Đường xuôi xuôi, đường ngược dốc, rồi đường cong cong. Có những đoạn chúng tôi đi dưới bóng những cây sầu riêng. Chúng vươn thẳng mình, cành mọc chìa ra khỏe khoắn. Không gian như có tiếng thơ. Chúng tôi dừng lại ở một vạt đất trống, nơi từ đó có thể nhìn xuống một thung lũng mênh mông trà và trà.

Nương cất tiếng hát. Tiếng hát như dồn nén đã lâu; gặp cảnh, tình bỗng chực trào ra. Người Nương run lên theo câu hát. Tôi cầm lấy tay nàng, bàn tay to bè nhưng mềm mại. Nàng cứ để yên trong tay tôi. Rồi chúng tôi hôn nhau như thể hai người yêu lâu ngày gặp lại. Lần đầu tiên trong đời, một nụ hôn say nồng với một người xa lạ lại có thể đến với tôi một cách nhanh chóng, tự nhiên và sâu đến như vậy.

Tôi đưa Nương về nơi ở của nàng, chỗ trọ thứ ba trong vòng sáu tháng qua. Đó là một căn phòng nhỏ, có vẻ trước đây là một phòng ngủ liền với nhà tắm. Nó nằm kế bên một căn phòng khác, giống như phòng khách, và cả hai nằm trong khuôn viên chung, dĩ nhiên chung cả cổng ra vào. Có một người đàn ông từ trong phòng khách bước ra, dẫn xe đi thẳng ra cổng mà không hề đáp lại lời chào của tôi. “Đó là người của chủ nhà”, Nương giới thiệu, vẻ ái ngại, rồi đưa tôi vào không gian của riêng nàng, chỗ giống như phòng ngủ trong hình dung của tôi. Chúng tôi nhanh chóng trở lại không khí vui vẻ, êm đềm ban chiều.

Tuy nhiên, điều đó không kéo dài bao lâu. Có ai đó đẩy cổng dẫn xe vào nhà và lù lù hiện ra trước mắt tôi. Không phải người đàn ông ban nãy. Tôi đưa mắt thầm hỏi Nương nhưng nàng như chết lặng trong khoảnh khắc đó.

Người đàn ông sấn vào và liền sau đó là tiếng một cái tát nảy lửa vang lên. Nương chúi người xuống ghế. Hai động tác diễn ra trong chớp nhoáng vượt khỏi tầm kiểm soát của tôi.

– Mày là một con điếm! – Tiếng người đàn ông vang lên khô khốc – Nay lừa lọc thằng này, mai lại thằng khác.

Người đàn ông hậm hực điên tiết như một con hổ dữ gầm gừ trong chuồng sắt sở thú sau khi bị người ta gài bẫy, bắt đi khỏi vương quốc của nó. Hơi thở nghe như tiếng gió ngàn, rồi theo nhịp điệu của vũ khúc ba lê ở hồi cao trào hai tay chộp lấy lọ hoa sứ trên bàn quẳng mạnh xuống nền nhà đánh “choảng”. Lại sắp sửa là một cái tát nữa, nhưng lần này tôi nhanh tay hơn. Tôi gạt tay người đàn ông kia ra. Không ngờ, đó chỉ là một cánh tay rệu rã, không chút uy lực.

– Chúng ta là đàn ông. Anh không nên xử sự như vậy! – Tiếng của tôi.

– Biến ngay đi! – Ông ta chỉ tay vào mặt tôi – Tao có cái quyền đó vì tao là chồng của nó!

– Nhưng không sống chung – Nương bất ngờ lên tiếng.

Lúc mà tôi muốn biến đi ngay thì cũng là lúc hắn ta biến mất. Có lẽ, hắn thấy không tương quan lực lượng với tôi nên biến đi để tìm thêm đồng minh chăng? Tôi bải hoải và lúc đó không còn hứng thú gì với chuyện nghĩa hiệp nữa. Nhưng có một cái gì đó, thật mơ hồ, níu giữ tôi lại. Lòng trắc ẩn về một cô gái hai mươi tư tuổi đã có chồng, nhưng không có một mái nhà, khiến tôi gạt bỏ hết mọi chuyện để đưa nàng đi ngay trong đêm đó. Chúng tôi đi chứ không biết là đi đâu. Màn đêm Lộc Hà đã ụp xuống tự bao giờ.

Hôm sau, tôi rời Lộc Hà. Nương cũng sẽ tiếp tục chuyển chỗ trọ để trốn chạy người đàn ông từng là chồng nàng. Hắn ta đã có vợ con, Nương cho biết, nhưng không muốn dừng lại trong cuộc đuổi bắt. Dù nàng có đi đâu, hắn cũng không từ. Hắn sẽ sục sạo khắp nơi để tìm cho bằng được chỗ nàng ở, rồi khuấy tung cuộc đời nàng lên. Và mỉm cười đắc thắng.

Ngược lại, Nương cũng có cách của mình. Trong một cuộc truy đuổi, kẻ chạy trốn luôn là kẻ chủ động. Nàng đã chạy đến với nhiều đàn ông khác để tìm kiếm sự chở che tạm bợ. Trong số đó không ngoại trừ một người: chủ nhân trà thất Kissa.

– Chết, đã bước vào trà thất rồi mà lòng vẫn không tịnh hay sao?

Chủ nhân Kissa đã về, và tiếng thét đã làm tôi bừng tỉnh. Có thể, trong cơn mơ ngủ ban nãy, tôi đã vô thức gọi tên Trà Đào. Tôi thật xấu hổ, đến nỗi không thốt lời nào. Trong khi tôi ngồi dậy, ông ta chuẩn bị pha trà. Hơi ấm hắt ra từ chiếc lò sưởi trong góc phòng dần hồi làm tôi sống lại.

Chúng tôi ngồi nhìn nhau. Nguyễn Mạnh đã già đi nhiều kể từ hồi tôi mới gặp ông. Gương mặt phảng phất buồn và đầy vẻ ăn năn chứ không còn kiêu bạc như lúc trước. Ông từng là một bác sĩ giỏi, nổi tiếng khắp thị xã này. Trong một lần châm cứu cho bệnh nhân, ông ta định vị không đúng huyệt đạo, bệnh nhân đã phát điên. Người thân quay lại tố cáo. Áp lực của dư luận khiến ông chao đảo. Cuối cùng, ông giải nghệ và lập ra trà thất này, một nơi không phải để kinh doanh, cũng không phải để chơi dành cho những tay chơi. Nó được ra đời vì mục đích giúp ông tìm lại bản ngã của mình.

– Tôi sẽ đi tìm Nương. Chúng tôi mất liên lạc đã hơn hai tháng qua – tôi nói.

– Tôi biết. Tôi biết lần này ông trở lại là vì mục đích đó.

Tôi định nói một câu gì đó. Nhưng Nguyễn Mạnh đã lên tiếng trước.

– Ông vẫn không tin tôi sao? Tôi đã bảo cô ta là “yêu nữ” mà.

Ông ta tiếp tục:

– Sự thật mà ông đang đi tìm đã có ở đây rồi.

Tôi tò mò.

– Nó đã thuộc về tôi! Nhưng tôi sẽ không bao giờ nói ra cái biết của tôi. Vì cái mà tôi đã biết có thể không phải là cái mà ông muốn biết.

Tôi định hỏi Nguyễn Mạnh có biết về người mà Nương nói rằng mình đang bí mật chăm sóc là ai không, để từ đó, chí ít tôi cũng có đường mà lần tìm nàng. Nhưng ông ta không có vẻ gì là sẵn sàng cho câu hỏi đó cả.

Uống cạn chén trà, tôi đứng dậy lấy áo khoác và mũ, cáo từ chủ nhân.

– Một bữa cơm niêu và rượu cần đang sẵn sàng cho buổi tối nay, nếu ông quay lại đây – Câu nói cuối cùng của Nguyễn Mạnh trước khi tôi rời trà thất Kissa.

Có hai nơi tôi cần đến dù biết rằng nó không chắc chắn lắm.

Tôi trở lại chỗ trọ cuối cùng mà tôi biết trước khi Trà Đào lặng lẽ chuyển đi nơi khác. Cánh cổng đã bị khóa và phía trên treo một tấm bảng nhỏ đề chữ “Phòng cho thuê”, nước sơn vẫn còn mới. Tôi quyết định đi ngược lên con dốc mà trước đây Trà Đào thường chỉ một mình đi thăm một “người thân” giấu mặt nào đó khi đã biết chắc rằng tôi đứng đợi nàng ở chỗ trọ. Nhưng đó cũng chỉ là một nỗ lực vô vọng, vì những dãy nhà phía trên con dốc đều là nhà riêng, không có dấu hiệu chứng tỏ một chức năng đặc biệt gì cả. “Chết mất thôi!”, tôi bỗng nhớ như điên cách nói của Trà Đào mỗi lần nàng gặp một tình huống rắc rối, và bất giác tôi cũng thốt lên như vậy.

Nơi cần đến tiếp theo là chỗ làm của Trà Đào, nơi tôi chưa từng đến bao giờ trong suốt thời gian chúng tôi quen nhau. Sau mười lăm giây mở cuộc liên lạc đến tổng đài thị xã, tôi đã có ngay địa chỉ của số điện thoại mà tôi vẫn thường gọi cho nàng. Nhưng đó không có vẻ gì là một xưởng thêu cả. Mặt tiền không hề có một biển hiệu. Còn phía bên trong thì im ắng một cách khó hiểu. Hay Trà Đào chính là chủ xưởng thêu và đã di chuyển cơ sở về gần chỗ ở mới của mình? Tôi phì cười với ý nghĩ ngộ nghĩnh đó. “Chết mất thôi!”

Lúc đó, trời đã về chiều. Lộc Hà trở lạnh đột ngột. Nồi cơm niêu và ghè rượu cần hiện ra trước mắt tôi đầy mời mọc. Nhưng cuối cùng, thay vì trở lại trà thất Kissa, tôi quyết định đi về phía chợ trung tâm thị xã. Tôi mua thêm một chiếc áo ấm và bắt đầu một cuộc kiếm tìm khác theo cách của riêng mình.

Tôi cuốc bộ bốn cây số để đến vạt đồi mà Trà Đào từng có lần đưa tôi đến đó thưởng trăng. Trời hôm nay lại không có trăng. Chẳng lẽ ngắm sao, một trò chơi Trà Đào rất thích? Tôi nằm xuống cỏ giữa trời cao, đất rộng ngửa mặt tìm những ngôi sao thẳng hàng giống như cách Trà Đào đã từng. Nàng bảo rằng một nhà thơ đã nói ở đâu đó trên bầu trời có ba ngôi sao nằm thẳng hàng, trong đó một ngôi là sao Chân Thật, một là sao Thủy Chung và ngôi còn lại là sao Hạnh Phúc. Nàng đã tìm kiếm nhưng chưa gặp bao giờ. Đêm nay, tôi sẽ tìm giúp cho nàng.

Sáng hôm sau, tôi thất thểu quay về thị xã. Tôi định sẽ quên Trà Đào, sẽ loại bỏ hẳn hình bóng của nàng ra khỏi đời tôi. Tôi không muốn mình bị biến thành nô lệ trong nỗi nhớ nàng. Buổi lễ “tẩy trần” này tôi định sẽ thực hiện tại trà thất Kissa với sự chứng kiến của chủ nhân trà thất.

Trên đường trở về trà thất, tôi đi ngang qua Ngọc Ký và quang cảnh đông người ở trong đó đã hấp dẫn tôi. Tôi rẽ vào quán và kêu cho mình ly cà phê một ngàn đồng. Ở đây không có ai ngồi uống một mình cả. Đó là “luật”. Và bất giác tôi vẫy cô bé phục vụ người Hoa lại để kêu thêm một ly trà đào cho có vẻ là đang đợi một ai đó. Cô phục vụ mang ra ngay cho tôi mà không hề tỏ vẻ gì ngạc nhiên. Rồi tôi cũng nhanh chóng chấm dứt tâm trạng lững lờ bằng cách gọi tính tiền và ra về.

Nhưng có một hình ảnh đã giữ chân tôi lại.

Ở ngay bậc cửa quán bước xuống đường hiện ra một bé gái. Em bé chừng ba tuổi. Em nhoẻn miệng cười trước sự ngạc nhiên của tôi. Nụ cười ấy trông rất giống với nụ cười của người mà tôi đã chết bao lần vì nỗi nhớ nhung âm ỉ.

Dĩ nhiên, em bé không đến đây một mình. Người bên cạnh là Trà Đào, bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Người đó nhìn tôi bằng cái nhìn lần đầu tiên chúng tôi đã gặp nhau. Lúc đó, không phải nàng mà chính tôi đã thốt lên:

– Chết mất thôi!

Trà Đào trước mắt tôi không còn là Trà Đào nữa. Người nàng gầy đi, da xanh xao, mắt thâm quầng. Có lẽ, nàng không còn một người đàn ông nào dang tay ra che chở. Người mà nàng nói rằng mình phải bí mật chăm sóc, có thể hy sinh tất cả vì người đó chính là đứa con gái bé bỏng đang nép sát cạnh nàng.

Tôi đưa hai mẹ con về chỗ trọ. Nàng nói rằng hai tháng qua nàng phải túc trực ở nhà để chăm sóc cho em bé bị sốt xuất huyết. Trong hai tháng đó, nàng đã nuôi con bằng máu của mình.

– Lúc gặp anh ở Ngọc Ký, em mới từ bệnh viện ra.

Giọng Trà Đào rời rạc. Nhìn xuống, tôi thấy những ngón tay của nàng co giật, run run. Trong khoảnh khắc, người tôi như rã ra, trôi đi theo làn hương trà đào đang từ đâu đó quyện về.

Theo Người lao động

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Hương trà phố núi B’Lao

Chè thái nguyên chia sẻ Hương trà phố núi B’Lao

Buổi chiều, trong ánh tà dương còn sót lại trên đỉnh B’nom Dơi, từ ngọn đồi ven sườn phía đông của đèo Bảo Lộc, ngồi trong gian lều cỏ, lặng nhìn màn sương núi lãng đãng, đang từ từ giăng chung quanh, nghe hơi lạnh của trời đất, của núi đồi, của cây cỏ, đang từ từ len vào tâm tưởng, mới thấy cái quí giá của khí hậu mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất phía nam Tây Nguyên này, khí hậu ấy có lẽ thích hợp với người lớn tuổi và với cây trà.

Trải tầm mắt về phía dưới, thành phố Bảo Lộc thấp thoáng sau những đồi trà xanh ngắt, đó đây, vài ngôi biệt thự với màu tôn xanh , đỏ như những điểm chấm phá trên nền trời mờ mờ của giải ráng chiều, chiếu trên đám mây núi đang lũ lượt tụ về quanh đỉnh Sapung.

Màu xanh của núi rừng, màu xanh của đồi trà chập chùng trải dài, làm lòng người dịu lại, làm con người thấy mình hòa lẫn vào thiên nhiên, thoảng đâu đây trong gió núi, mùi hương ngan ngát, nồng nồng của hoa trà bay về quanh quẩn trên những nhánh cây, bụi cỏ.

Phần lớn các loài hoa nở vào buổi sáng, một ít loài nở trong đêm, còn cây trà lại cho bông nở lúc xế chiều, trong tĩnh lặng của thời khắc cuối của một ngày, hương trà tỏa nhè nhẹ lan xa trong gió núi. Hương trà đã thành hương đồng nội miền sơn cước, hòa lẫn vào không gian thinh lặng, như qùa tặng của đất trời ban cho con người vùng đất này.

Có lẽ hương trà đã làm nên Bảo Lộc, không biết tự khi nào, khắp nơi, chỗ nào cũng thấy cây trà, mà chỉ một năm tuổi, cây trà đã cho hoa rồi. Ngày mới hình thành phố thị, cho đến cuối thập niên tám mươi thế kỷ trước, cây trà còn có mặt ngay trong khoảnh vườn nhỏ của các căn nhà trên phố, sáng sáng còn gặp những thiếu nữ đeo gùi đi hái trà, băng ngang phố chính, làm cho phố núi thưở ấy pha một chút dân dã làng quê, vừa gần gũi vừa dễ thương, mộc mạc.

–> ấm chén bát tràng

Khắp nơi lúc nào trời đất cũng chìm trong làn hương thoang thoảng, như hương cốm non, như mùi sữa mới. Hương trà phố núi cao nguyên, không nơi nào có được. Bây giờ đô thị hóa quá nhanh, các vườn trà quanh phố không còn, đã nhường chỗ cho các tụ điểm thương mại, cho các dãy nhà ba bốn tầng, che khuất gần hết tầm nhìn, đứng ở khu vực chợ Bảo Lộc, không còn thấy những chiếc nón lá trắng, lấp lánh dưới ánh mặt trời trên các nương trà uốn lượn theo vòng cao độ, nổi bật trên nền núi đồi xanh thẳm như ngày xưa nữa.

Cây trà bây giờ đã leo lên đến đỉnh núi Sapung, chiếm chỗ của những cánh rừng nguyên sinh ven sông Đại Bình, Đại Nga, đã thay thế các khu rừng thông đại ngàn hàng trăm năm tuổi của vùng Đạ Mri, đã làm biến mất các đồng cỏ trải dài của B’Lao S’rê, Lò than, Minh Rồng.

Trên phố, có còn chăng, là những cây trà vài chục năm tuổi, đã qua nhiều lần cưa đốn nên có nhiều chạng, mấu như cây bonsai, được bứng về trồng trong chậu, làm cảnh trước vài tòa nhà sang trọng, âu cũng là để nhắc ta rằng cây trà đã làm nên phố núi này và cũng là góp thêm một chút sắc hương của cây trà trong thời buổi kinh tế thị trường vậy.

hoa-soi

Ngày còn đi học, đạp xe trên con dốc Thánh Tâm, hương trà ngập tràn không gian ngay từ sáng sớm, lẫn trong màn sương lành lạnh có vị nồng nồng , ấm ấm, cay cay của các loài thảo dược trong bài thuốc bắc ướp trà, nhưng nhiều nhất là hương ngan ngát thơm nhẹ của hoa sói, loài hoa chỉ có vùng Thánh Tâm- Tân Hà trồng để ướp trà. Trước khi mặt trời lên, mà mặt trời ở Bảo Lộc vốn lên muộn lắm, phải hái hoa sói vừa nở, trên một nhánh hoa ở đầu ngọn lá, những bông sói vừa nở nhỏ và trắng như hạt gạo nếp, nhè nhẹ tỏa hương trộn vào không gian, chỗ nào cũng thoang thoảng hương thơm, cứ như mùi hương của đất trời có sẵn vậy,

Khi ánh nắng lên một lúc, sương tan hết thì hoa sói cũng tỏa hết hương, nếu không ủ vào trà , chỉ một lúc, các bông sói dần dần đen thẫm lại, rồi rụng mất, còn trơ lại cuống hoa màu xanh lá. Cả một đời hoa sói tồn tại trong mấy tiếng đồng hồ, nhưng ngần đó thời gian cũng đủ, để con người chuyển hết mùi hương quí phái này sang cho những cánh trà xoăn tít, làm thành một loại trà hương riêng, ở Bảo Lộc mới có, trà ướp hoa sói.

Nhưng một mình hoa sói thì hương thơm không có nền, để được tôn lên thêm một mức mới. Cái nền ấy trước hết phải kể đến loại trà bạch mao hảo hạng và bài thuốc bắc ướp trà, với năm vị căn bản đại hồi, tiểu hồi, cam thảo, quế chi, phá cố.

Kinh nghiệm của các cụ để lại dạy rằng, ướp trà hoa sói, trước tiên phải dùng quế chi loại tốt để tẩy hết các mùi uế tạp trà đã vương phải, mà trà mộc rất ăn hương, bất kỳ mùi lạ nào cũng dễ ẩm vào, làm giảm đi độ thuần khiết của hương trà, hương quế nồng nồng, cay cay, nếu đủ cân lượng sẽ phục hồi lại hương trà nguyên gốc.

Quế loại tốt phải mua tận ngoài Quảng, đem về sấy kỹ, tán thành bột, pha nước ấm, phun vào trà trước khi đưa các vị thuốc khác vào, trong đó có đại hồi, loài quả có sáu cánh như ngôi sao cho hương rất nồng, vốn xuất xứ từ miền cao tây bắc Việt Nam.

Hương hoa sói phối hợp với hương đại hồi, tạo thành mùi hương đặc trưng, vừa thoang thoảng kín đáo như hương hoa sói, vừa mạnh mẽ, đằm thắm như hương đại hồi. Cả hai hòa quyện lại , tôn nhau lên, cùng với hương trà đồng nội làm thành mùi hương đặc sắc, làm say lòng biết bao khách thưởng trà, vì vậy, đại hồi luôn là vị chủ lực trong bài thảo dược dùng ướp trà hoa sói.

Theo những người ướp trà lâu năm, hoa sói không hợp với vị phá cố, chỉ cần một chút để tạo dư vị, cùng với cam thảo, phá cố làm hậu vị ngòn ngọt, nhân nhẫn của trà lưu giữ lâu hơn trong cảm giác khách thưởng trà.

Cùng với trà ướp hoa sói, trà ướp hoa lài cũng là thức uống được nhiều người ưa chuộng vì hương vị nhẹ nhàng thanh thoát. Khoảng những năm sáu mươi thế kỷ trước, các buổi chiều, đi trên con ngõ nhỏ ngang qua xóm Làng, khu vực có người Kinh ở đầu tiên tại Bảo Lộc hồi đầu thế kỷ, khách nhàn du tản bộ như lạc vào khung cảnh nhà vườn trong phố, những căn nhà gỗ nhỏ giữa vườn cây chìm trong làn hương thoang thoảng, hương hoa lài, vì ngay giữa xóm, đối diện với trường Nông Lâm Mục hồi ấy, bây giờ là trường cao đẳng Công nghệ và kinh tế Bảo Lộc, có mấy gia đình người miền trung chuyên ướp trà hoa lài.

hoa-lai-300x231

Hoa Lài vốn là loài hoa có thể trồng khắp từ nam chí bắc, ở Bảo Lộc cũng trồng được hoa lài và trở thành loài hoa quen thuộc của ngành trà hương, nhưng đất đỏ badan Bảo Lộc dù rất phù hợp với hoa sói, vẫn không ưu đãi cho hoa lài. Cây hoa lài trồng ở Bảo Lộc khá tốt, cành lá xum xuê, cho nhiều bông nhưng bông nhỏ, không mấy người dùng ướp trà, vì ít hương và nở muộn hơn hoa lài trồng ở vùng nóng.

Hoa lài dùng ướp trà phải mua từ An Phú Đông, Hóc Môn, Gò Vấp. Ngày trước, việc vận chuyển về không dễ, hái hoa còn nụ lúc sáng sớm, phải ủ vào trà khi hoa vừa chớm nở lúc sáu bảy giờ tối, vì vậy , người ướp trà phải thuê hẳn một chiếc taxi mới đưa hoa về kịp, đúng là nghề nào cũng có những gian nan cả. Ngày nay, phương tiện giao thông thuận tiện, chỉ ba bốn giờ chiều là hoa lài đã có mặt ở những điểm phân phối ở Bảo Lộc, chỉ cần gọi điện thoại là có hoa lài đưa đến tận nhà.

Hoa lài nở khoảng bốn tiếng đồng hồ thì hết hương, đúng là hương trầm, hoa thơm lâu, hương tán, hoa mau tàn. Các cụ ngày xưa đã nhận xét thế đấy. Khi hoa vừa hàm tiếu là lúc tỏa hương mạnh nhất , phải ủ vào trà ngay lúc ấy. Trà ướp hương hoa lài phải có độ ẩm cao, vì vậy, dùng cam thảo nấu lấy nước cốt, phun đều vào trà, vừa tạo độ ẩm vừa tăng hậu vị cho trà.

Hương hoa lài kỵ mùi hương quế, hương hoa lài rất mạnh, nhưng khi gặp hương quế thì biến mất gần hết, không còn ăn được vào cánh trà, không có quế tẩy các hương tạp, hoa lài phải làm việc ấy, nên dù khá nồng vẫn phải ba bốn lần ủ hoa, mà người ướp trà gọi là đề bông, trà mới hút đủ hương để lưu giữ được lâu ngày. Hương lài lại không chịu được nhiệt độ cao, khi xấy trà đã ủ hoa lài, phải để nhỏ lửa, chỉ hơi quá nhiệt, hương lài trong trà sẽ bay đi gần hết.

Khi đi qua chỗ đang xấy trà, hương lài thơm ngát một vùng, đó chính là phần hương bị thất thoát mất. Cánh hoa lài mỏng mảnh, mau úa, vì vậy khi xấy trà hương lài, phải nhặt hết những cánh hoa đang trên quá trình phân hủy, nếu không, hương trà sẽ giảm đi một nửa, vì mùi cánh hoa tàn sẽ làm vẩn đục hương lài thuần khiết, làm vị trà biến dạng đi.

Trà ướp hoa lài thành phẩm hảo hạng, khi uống có hương nhè nhẹ mà sâu lắng, thoang thoảng mà quyến luyến, cứ như có hương vị của cỏ cây đồng nội, của đọt trà tươi vừa hái, như mang cả đất trời gom tụ trong tách trà vậy. Vì thế, giá trà hương lài luôn luôn cao, mà cũng không mấy hiệu trà, có được trà ướp hoa lài đặc sắc.

Có một thời, có lẽ là hệ quả của nền kinh tế bao cấp, nghề ướp trà hương ở Bảo Lộc hồi ấy, chuyển sang dùng các loại hương hóa học tổng hợp. Trà ướp hoa sói, hoa lài gần như biến mất trên thị trường, thay vào đó là trà hương lài, hương sen-sói ướp bằng hóa chất, chẳng biết có phải loại dùng cho thực phẩm không nữa, vì đâu ai biết nhãn hiệu, thành phần, xuất xứ của nó.

Trà lài với Jasmin, trà hoa sói với hương sen tổng hợp làm thành trà sen-sói một thời, đã làm mất đi loại trà ướp hương hoa lài, hoa sói truyền thống và cả loại trà hương hoa sen, vốn ướp rất cầu kỳ và khó khăn, vì phải đi “đạo hương” mãi tận miệt Đồng Tháp Mười xa xôi.

Nhưng dù có thơm đến đâu, trà hương ướp bằng hóa chất chỉ có mùi thơm, mà không chuyển tải được cái tinh khôi của trời đất, vốn tiềm ẩn trong cánh hoa lài, hoa sói . Uống trà ướp bằng hương hóa chất làm mất đi tính thanh tao của nghệ thuật thưởng trà.

Cũng thật may, trong ít năm gần đây, nghề ướp trà hương bằng hoa lài, hoa sói đang dần được phục hồi, đã qua rồi thời số lượng lấn át tất cả. Phần lớn các hiệu trà ướp hương ngày nay đều dùng hương hoa tự nhiên của trời đất ban tặng, khách đường xa, ghé lại Bảo Lộc, khi mua trà đều muốn có trà ướp bằng hương thảo mộc, bằng hương hoa tự nhiên, dù có hơi đắt một chút.

Bây giờ, đi qua các con đường của thành phố Bảo Lộc,thỉnh thoảng lại được hít thở trong hương trà tự nhiên, trong mùi hương hoa lài, hoa sói thuần khiết. Nhiều gia đình người Bảo Lộc lại tiếp khách quí bằng tách trà hương, thơm nóng, mang đầy tinh khí đất trời cao nguyên xanh thẳm, tràn đầy lòng hiếu khách của những người đã nhận Bảo Lộc làm quê hương.

Theo: Ninh Thế Hùng (Lâm Đồng Online)

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Thưởng Trà… cũng lắm công phu

Chè thái nguyên chia sẻ Thưởng Trà… cũng lắm công phu

Thưởng Trà, Có người thích lọai trà Bắc pha thật đặc, uống vào chát sít cổ họng. Người khác lại chuộng trà Nam của Đà Lạt hay Bảo Lộc, lá to, cánh dày, được sao tẩm với các lọai hoa như hoa lài, hoa sen, hoa ngâu… Lọai trà này không chát, không đắng mà có khi lại hơi ngọt. Khi pha, nước rất đẹp và được nước. Pha đến lần thứ 3, thứ 4, màu nước vẫn sánh.

Cũng là trà Bắc nhưng nhiều người thích để “mộc”, kẻ lại chuộng lọai ướp hương v.v… Ngày xưa, các xứ sở trà có lọai trà “móc câu” nổi tiếng với “một tôm hai lá” : Người ta chỉ hái búp đầu (tôm) và 2 lá gần kề. Khi sao, lá trà quăn lại thành hình móc câu. Lọai trà này thơm mùi đặc trưng, đẹp nước. Khi uống, mới đầu thấy chát nhưng vị ngọt đọng trong cổ rất lâu. Chỉ một chén trà đủ làm cả người bừng bừng sảng khóai.

Lại có lọai trà cổ thụ hàng trăm năm tuổi của vùng Hà Giang, có nơi gọi là trà Tuyết san. Tuy vị đắng, chát và đậm nhưng khi uống vào thì thấy tỉnh táo và khoan khóai hẳn lên nên được coi là trà quí. Song, hiện nay rất hiếm lọai trà này. Chỉ thỉnh thỏang chủ nhà làm một ít để dành riêng uống hay biếu bạn bè. Phần nhiều trên thị trường chỉ có “trà móc câu”, trà Tuyết san giả.

Khi có trà ngon, phải biết cách pha thì mới được nước ngon. Làm thế nào để được nước trà ngon? Theo những người sành trà, cần phải chú ý các yếu tố sau:

a. Ấm và chén:

BT014 Ấm men rạn bạch ngọc

Có rất nhiều loại ấm để pha trà nhưng dùng ấm sành hoặc ấm sứ là tốt nhất vì giữ được nhiệt lâu, những người cầu kỳ còn phải tìm cho mình chiếc ấm Tử sa được các nghệ nhân Nghi Hưng – Trung Quốc chế tác. Hiện nay, tại các quán trà, người ta dùng nhiều lọai ấm với những tên gọi và phân lọai cầu kỳ như thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần. Nhiều quán còn quy định màu sắc cho ấm pha trà. Ví dụ như muốn thưởng thức trà thật ngon thì màu ấm phải là màu gan gà, chu sa… Hình dáng ấm pha trà có những kiểu chính là: trái lê, trái cau, trái hồng, quỷ quýt… Các loại chén uống trà chủ yếu có 2 lọai : chén Tống (chén tướng, chiếc chén lớn nhất dùng để san trà trước khi uống) và chén Quân(chén để uống). Phú quí sinh lễ nghĩa là vậy.

Các cụ ở nông thôn thì vẫn chuộng ấm quả quýt và chén hạt mít, hay còn gọi là chén mắt trâu. Hoặc ở thành phố, có khi người ta pha trà vào các bình nhựa hoặc bình inôc có sẵn một cái giỏ lọc để chứa bã trà, hoặc người ta thích dùng lọai trà đá, uống trong những cái ly cối to đùng. Đơn giản vậy mà cũng đâu có kém ngon.

b. Nước dùng để pha trà:

Theo Trà Kinh nước phải được gạn từ Suối, hoặc Sông, những nơi tĩnh mịch xa người sống nhưng đấy là trà tàu. Thế còn ở Việt Nam thì tốt nhất phải là nước mưa. Nước mưa hứng ngay giữa trời là sạch nhất. Có thể dùng nước giếng mà là giếng đá ong càng tốt. Ngày xưa, những nhà giàu có thường cho người đi thu gom những hạt sương đọng trên tàu lá sen. Đó được coi là thứ nước đặc biệt, tinh khiết. Ở thành phố thì phải dùng nước máy. Nước máy phải để một thời gian cho bay hết mùi hoá chất khử trùng. Có thể dùng nước tinh khiết hoặc nước qua các bình lọc nước. Khi đun nước dùng bếp than hoặc bếp ga để tránh các mùi lạ thấm vào nước như mùi khói, mùi dầu hỏa… Trà thơm quí đến mấy mà nước lẫn mùi lạ thì không thể ngon được.

c. Pha trà:

Trước khi pha phải rót ít nước sôi tráng ấm, đổ đi rồi mới cho trà vào. Dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà, không nên dùng thìa kim lọai. Lần đầu rót một ít nước sôi tráng qua lớp trà rồi đổ đi, coi như “rửa” trà. Sau đó rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho ngấm. Đến lần thứ 3 thì mới rót đầy ấm. Sau đó để chừng 2-3 phút thì có thể thưởng thức.

Lại nữa, không phải trà nào cũng dùng nước thật sôi. Các cụ sành trà rất khắt khe với nhiệt độ nước. Ví dụ lọai trà mộc thì nước sủi tăm là được (khỏang 80 độ C), nước pha trà hương chỉ cần sôi lăn tăn. Các lọai trà dược liệu cũng chỉ cần nước gần sôi… Không nên dùng nước sôi sùng sục để chế vào trà vì có thể làm “cháy”, khiến trà trở nên chát.

d. Rót trà:

Nên tính xem bao nhiêu người uống thì ước lượng số nước sôi cần rót. Nhưng nếu số người uống ít hơn thì không cần rót đầy ấm. Muốn uống nữa, rót tiếp nước sôi. Làm như vậy để khỏi hỏng trà, không mất đi hương vị, lại tránh bị nồng.

Chú ý khi rót trà, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Cả cách rót trà cũng là một nghệ thuật cần phải học. Lúc đầu, miệng ấm kề sát với miệng chén, mấy giây sau, từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để có tiếng nước rót róc rách mà không bắn ra ngòai. Rót sao cho tất cả các mức nước trong từng chén đều ngang nhau. Từng thao tác phải thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng. Phong thái thảnh thơi, điềm đạm… Đó chính là nghệ thuật rót trà…

Việt Bắc

CategoriesTrà & Kiến thức về Trà

Thưởng trà Sen sớm

Từ xa xưa, thưởng thức trà sen là thú vui tao nhã chỉ dành riêng cho những vương tôn công tử và những gia đình quyền quý. Uống trà sen đúng cách là ngồi trên sập gỗ, dưới mái hiên, giữa đầm sen bát ngát. Nhưng ngày nay, người dân Hà thành vẫn tìm được chốn thanh bình đó, thưởng trà, ngắm hoa, tìm về với văn hóa nguồn cội của dân tộc. Đặc biệt gần đây, khi mùa sen nở, nhiều bạn trẻ Hà thành lại mê uống chè sen sáng sớm bên hồ Tây

Thưởng trà Sen sớm

thuong-tra-sen-som-300x214

Sớm mai lấp ló vài giọt nắng. Giữa khoảng không gian mênh mông, làn sương mỏng manh đang tan đi trong mùi sen thơm nức… 5h sáng, mấy chiếc ghe bắt đầu vào việc. Đôi mắt tinh nhanh của người hái sen tìm kiếm những búp sen “hé miệng sáo” đang lấp ló giấu mình sau những tấm lá. Và rồi chính họ cũng thoắt ẩn thoắt hiện trong đầm sen mênh mông. Chỉ biết là trước khi nắng lên thì ghe đã cập bờ đầy ắp búp sen hồng.

–> túi trà hút chân không

–> chè thái nguyên ngon

Sen hồ Tây xưa nay vẫn nổi tiếng dùng để ướp trà bởi mùi hương quyến rũ của nó. Phải hái nhanh, nhẹ nhàng thì búp sen mới không nhàu nát. Hay là ở chỗ, như một nghệ thuật, họ bẻ đúng đoạn ngó non và để sen rơi tự nhiên nhưng chính xác vào mạn ghe. Chèo ghe cũng phải có kỹ thuật thì mới vượt qua những tầng sen dày đặc, đầy bất trắc. “Có ngày bị ngã thuyền mấy lần, tay chân thì bị gai sen đâm khắp” – chị Hà, người có thâm niên làm nghề hái sen tâm sự.

Sen ướp trà ngoài chuyện cần được hái lúc sáng sớm thì thời tiết thay đổi cũng làm tăng hay giảm chất lượng sen ướp, mưa quá làm sen nhạt hương, bay hết gạo, gió Tây về thì hoa sen nhỏ, ngọn sen dai ảnh hưởng xấu tới chất lượng. Những lúc như thế, thay vì dùng 1.500 – 2.000 hoa ướp cho 1kg trà, thì phải dùng đến gần 3.000 bông.

hai-sen

Trà sen ngon phải qua nhiều công đoạn ướp sấy cầu kỳ. Một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà. Nước trong rồi, hương sen vẫn còn thơm ngan ngát. Có lẽ chẳng mấy ai nói hay về uống trà sen như nhà thơ Vũ Hoàng Chương khi ông viết:

Nâng chén mừng anh thưởng vị trà

Đừng quên tan tác mấy đời hoa

Cạn từng hớp nhỏ cho sen đượm

Vớt lại trần ai một chút ta

Đầm sen một sáng tinh sương. Men theo con đường đất gồ ghề cạnh công viên nước hồ Tây, chúng tôi ghé chân vào quán cóc nhỏ ven đường. Cuối tuần, nhiều bạn trẻ chịu khó dậy từ sớm, xúng xính váy áo chụp ảnh và không quên thưởng thức hương vị trà sen tại đầm. Đỗ Thu Hồng 23 tuổi, chia sẻ: “Trà sen phải uống tại đầm sen mới hiểu hết được vị và chất của nó. Mình thường lên thưởng trà tầm chiều muộn. Khi đó có thể đón cả hoàng hôn và lúc trăng lên, cảm giác rất thích, chỉ còn ta với thiên nhiên”.

Không cầu kỳ, trà sen sớm thơm hương tự nhiên của đất trời lại có cách ướp độc đáo. Khi hoàng hôn rải nắng vàng lên mặt hồ, người ta chèo thuyền chọn những bông sen chớm nở, lén bỏ vào một dúm trà nhỏ. Sớm hôm sau khi ánh bình minh chưa chạm tới, người ta lại chèo thuyền hái bông sen vừa ướp về. Ấm trà không chỉ có chè ướp trong sen mà còn có cả tua sen và gương sen. Nhiều bạn trẻ thắc mắc khi mua bông về pha không thơm như ngoài quán, cô chủ quán trà tươi cười giải thích: “Bí mật là ở nước pha trà. Ngày xưa các cụ hứng nước từ lá sen còn đọng sương sớm, nay không được như thế thì mình dùng nước mưa để lưu giữ hương thơm”.

Quán cóc của chị Linh nằm ngay cạnh đầm sen là không gian lý tưởng cho các bạn trẻ đến ngắm hoa và thưởng trà. Đông vui nhất những ngày cuối tuần, từng nhóm thanh niên lên đây, đôi khi chỉ để tìm cảm giác mới, với không gian giản dị mà thanh tịnh, tránh xa những ồn ào, nhộn nhịp khói bụi nơi thành thị. Hít hà chén nước còn nóng, Nguyễn Tiến Đại – sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội nói: “Lần đầu tiên thưởng thức trà ở đây nhưng mình cảm thấy khá thú vị. Không thể tuyệt hơn khi ngồi thưởng trà giữa mênh mông đầm sen như thế này. Hương vị trà cũng khác với trà mình từng uống. Trà sen sớm càng uống lâu lại càng thơm và ngọt”. Đi cùng Đại có cô bé Thùy Linh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học. có lẽ chén trà sen sẽ giúp Linh giảm bớt những áp lực căng thẳng trong học hành.

Sang chiếu trà khác, Nguyễn Minh Châu, 29 tuổi, người gắn bó với trà đạo 7 năm qua cho biết: “Khoảng 2- 3 năm gần đây, người trẻ bắt đầu quay lại với văn hóa trà Việt. Nhưng không phải ai cũng thưởng thức trà theo đúng nghĩa của nó, có khi họ chỉ uống theo trào lưu mà không hiểu về nó. Uống trà tại đầm sen, thưởng không chỉ bằng “vị” mà còn bằng mắt, bằng cảm giác nên sẽ thích thú hơn”. Giá trà sen tại quán là 35.000đ/ấm, còn mua bông sen ướp trà là 15.000/ bông. Không bảo quản được lâu như trà ướp khô nhưng uống trà sen sớm ngay tại đầm cũng là thú thưởng thức mới lạ giới trẻ đang tìm đến.

Văn hóa trà sen Việt dần được phục hưng

Đến Hiên trà Trường Xuân nằm nép mình trên con phố nhỏ Ngô Tất Tố, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên với hình ảnh những cô cậu trẻ tuổi vừa trò chuyện vừa thưởng thức trà sen. Cứ tưởng uống trà từ lâu chỉ là thói quen và sở thích của người lớn tuổi, nhưng đến Hiên trà này mới thấy sự đổi thay trong cách sống của lớp trẻ. Trò chuyện với nhiều bạn, chúng tôi biết đây không phải là lần đầu họ đến thưởng trà. Khác những quán cà phê quen thuộc, không gian mới này mang lại cho họ cảm giác nhẹ nhàng, yên tĩnh.

Thanh niên đến Hiên trà đông vào các buổi tối và ngày nghỉ. Hiên trà nổi tiếng lâu năm với trà ướp sen hồ Tây, nhiều người đã là khách quen, nhiều người lại tò mò tìm đến. Nhìn từng ấm trà nhỏ nhắn, từng chén trà nóng bốc hương thơm phức, rồi cách pha trà có phần còn lóng ngóng của các bạn khiến chúng tôi thấy rất thú vị. Các bạn trẻ đến đây không đơn thuần là đam mê uống trà, thưởng thức trà, mà còn muốn tìm hiểu nghệ thuật uống trà sen. Ông chủ Hoàng Anh Sướng – một nhà báo tâm huyết với văn hóa trà Việt hứng khởi: “Rất nhiều người nghĩ rằng uống trà Việt truyền thống chỉ dành cho những ông già, bà già râu tóc bạc phơ. Nhưng bất kể ai khi đến Hiên trà rồi đều bất ngờ vì các em trẻ đến uống trà rất đông. Bây giờ 95% khách đến quán là thanh niên. Đó là điều thật sự đáng quý”.

Anh Sơn, 27 tuổi, chia sẻ: “Khi uống trà mình thích ngắm nghía màu sắc của nước trà. Mình không uống ngay mà thường đưa chén trà lướt nhẹ qua mũi, để có thể cảm nhận được hương trà. Khi nhấp một ngụm trà vào miệng, thấy đắng và chát. Nhưng dư vị để lại cuối cùng lại là vị ngọt lan tỏa nơi đầu lưỡi xuống tận cổ họng”.

Thưởng trà là thế, vị đắng của trà là vị đắng của sự trải nghiệm, là vị của sự ghi nhớ. Bởi vì bình thản đi qua những đắng chát, mới thấm thía hết dư vị ngọt thanh cuối cùng để nhớ mãi. Khi uống trà, người và trà thân thiết như tình thân giao hòa tâm linh mộc mạc. Có những bạn trẻ đến quán, tay vẫn gõ laptop đều đặn, bên cạnh là một ấm trà, thỉnh thoảng nâng chén nhâm nhi suy ngẫm. Nhiều vị khách đặc biệt còn sắm cho mình một bộ ấm riêng. Em Hiền – phục vụ tại Hiên trà cho biết: “Có 7 anh chị chung sở thích uống trà bằng ấm riêng của mình như thế này. Không ai khác được uống ấm này ngoài họ”.

Hiền chỉ tay lên giới thiệu bài thơ “Độc” anh Linh Vũ viết tặng quán. Anh bạn trẻ này rất nghiền trà, nghiền đến mức hôm nào cũng lên quán và chỉ uống… một mình. Ngoài cách thưởng trà “độc ẩm” như anh Linh Vũ, nghệ thuật thưởng trà Việt Nam còn có 2 cung bậc nữa là “đối ẩm” và “quần ẩm” và bạn trà phải là những người có cùng tâm khí.

Dù thưởng thức trà sen ở bất kỳ đâu, khi được trải lòng cùng những người bạn tri kỷ, thì thời gian như ngưng lại, những tất bật bon chen trong cuộc sống cũng dường như tan biến. Cảm nhận vị đắng chát trên đầu lưỡi, sau cùng là ngọt thanh bất tận với hương thơm tuyệt diệu, trà sen sẽ làm ấm lòng người Việt trẻ – những con người nhân ái luôn yêu thương những câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu.