CategoriesTrà & Ẩm Thực

Hoa Cúc Bạch Nhật

Cúc Bách Nhật, còn gọi là Thiên Kim Hồng, Bách Nhật Hồng, Bách Nhật Bạch, Thiên Hồng , Trường Sinh Hoa, Hỏa Cầu Hoa, Cầu Hình Kê Quan Hoa, Thô Đường Hoa, Bất Điêu Hoa, Lữ Vinh Cúc. . . (tên khoa học là Gomphrena globosa L), là một loại cây thảo dược  sống hàng năm, thân hình trụ mọc thẳng đứng, cao từ 20-80cm. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 5-10cm, rộng 2-4cm, gần như không có cuống. Cả thân và lá đều có lông mềm và nhỏ. Hoa thường nở vào mùa hạ, có màu tím nhạt, trắng hoặc hồng sẫm, hợp thành đầu dày đặc, dáng hình cầu, mọc ở đỉnh. Quả là một túi có vỏ mỏng như màng. Hạt hình trứng, màu nâu đỏ, bóng nhoáng. Cụm hoa Cúc bách nhật chứa 8 sắc tố màu tím cấu trúc betacyamin là các gomphrenin I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII. Ngoài ra Cúc bách nhật còn chứa amaranthin, isoamaranthin, celosianin, gomphrenol và hai saponin trong đó một chất đã được xác định là gomphrenosid.

 bệnh-cao-huyết-áp-và-cách-điều-trị2

Cúc bách nhật mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở nhiều nơi nhưng Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng chủ yếu làm cảnh. Có thể thu hái hoa vào mùa hè thu khi hoa nở, dùng tươi hay phơi khô. Cây có thể thu hái quanh năm.

Trong dân gian, người ta thường thu hái hoa vào mùa hè, phơi hoặc sấy khô rồi cất giữ để làm thuốc.Theo đông y, hoa cúc bách nhật vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh can tán kết (làm mát tạng can và làm mất hiện tượng kết tụ), minh mục (làm sáng mắt), chỉ khái định suyễn (làm ngừng ho hen); thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu phong (đau đầu do phong hỏa, khi đau khi không, có sự xúc động thì đau), mục thống (đau mắt), khí suyễn khái thấu (ho hen), lỵ tật (bệnh kiết lỵ), bách nhật khái (ho gà), tiểu nhi kinh phong (trẻ em co giật), loa lịch (lao hạch), sang dương (lở loét)…

1405388066-hoa-bach-nhat--6-

Một công trình nghiên cứu của các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã dùng dịch 100% và 200% tiêm bắp thịt chế từ cúc bách nhật để điều trị viêm phế quản mạn tính cho thấy: trên 120 bệnh nhân được tiêm dịch 200% mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2ml, 10 ngày là một liệu trình, sau 5 liệu trình đạt hiệu quả 93,3%; trên 125 bệnh nhân được tiêm dịch 100%, sau 4 liệu trình đạt hiệu quả 73,6%.

Có tác giả còn dùng dịch tiêm cúc bách nhật 30% để thủy châm vào các huyệt vị châm cứu như phế du, định suyễn, thiên đột, phong long, đản trung, mỗi huyệt tiêm 0,3ml để điều trị 40 ca hen phế quản và viêm phế quản thể hen, đạt hiệu quả 70%. Cũng có tác giả dùng dưới dạng viên nén cúc bách nhật (mỗi viên tương đương với 3,2g dược liệu sống), mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên, 10 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 2 liệu trình, điều trị 500 bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, đạt hiệu quả 77,1% và điều trị 174 bệnh nhân hen phế quản, đạt hiệu quả 81,8%.

 Hướng dẫn sử dụng: Pha cùng nước sôi 90 độ trở lên, mỗi 200ml ứng với 5gr hoa

– Uống nóng: Tráng bình và hoa bằng nước sôi trong 30s – 1 phút sau đó gạn bỏ nước. Trút thêm nước sôi và đợi khoảng 5 phút cho trà ngậm nước là có thể dùng được.

– Uống lạnh: Lọc xác trà và lá lấy phần nước, thêm đá hoặc dùng bình lắc đều và thưởng thức.

ướp_trà_hoa_cúc_bách_nhật-235x190

Tác dụng:

1. Tăng cường thị lực, làm mắt sáng trong, chống lại stress khi sử dụng máy tính quá lâu.

2. Phòng ngừa bệnh cao huyết áp, sa sút trí nhớ khi làm bạn với máy tính trong thời gian dài.

3. Phòng ngừa ung thư

4. Trị mất ngủ, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu

5. Tác dụng giải nhiệt hiệu quả của loại hoa này sẽ rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc văn phòng

6. Tiêu độc, nhuận gan

7. Chữa đau kinh nguyệt

 

 

Trả lời