Trà thái nguyên chia sẻ Lục Vũ: “Trà thần” của Trung Quốc
Trong các buổi học Trà nô sơ cấp và cả trong những buổi triển lãm tại NVH.TN, Clb hay nhắc đến các Trà nô vĩ đại trên Thế giới, trong đó có cái tên Lục Vũ. Chắc chắn rằng trong các buổi học và những buổi triển lãm, các anh chị trong Clb không thể nói hết cho các bạn về các nhân vật này được, cho nên hôm nay mình post bài viết đầu tiên về các Trà nô vĩ đại, về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của họ và cả những đóng góp của họ cho Trà để các bạn cùng tham khảo. Nhân vật đầu tiên sẽ là Lục Vũ- người được mệnh danh là “Trà thần” của Trung Quốc.
Những tài liệu này mình tham khảo trên Internet, các bạn cứ cho ý kiến nhé.
“Từ khi Lục Vũ sinh ra, nhân gian mới biết cách tôn trọng trà”. Trong nền văn hoá trà đầy hương thơm gió mát, Lục Vũ là nhân vật nổi tiếng nhất, ông là tông sư sáng lập môn nghiên cứu trà học, trứ thuật Trà Kinh của ông vang danh thiên hạ, nó hình thành và truyền bá văn hoá trà, có tác dụng rất quan trọng. Từ đời Đường trở về sau, các hàng quán bán trà khắp đất nước Trung Quốc đều thờ phụng ông, tôn ông là “Trà thần”, “Trà thánh”, “Trà tiên”.
–> trà biếu
Tiểu sử
Lục Vũ tên tự là Hồng Tiệm, hiệu Cánh Lăng tử, người đất Cánh Lăng, Phục Châu (nay là huyện Thiên Môn, Hồ Bắc). Ông sống vào trùng diệp đời Đường nhưng không biết rõ năm sinh năm mất cụ thể. Có lẽ đại ước là sống vào khoảng Huyền tông Khai Nguyên thứ 21 đến Đức tông Trinh Nguyên thứ 20 (từ năm 733 đến năm 804). Thân thế ông trôi nổi khảm kha. Thuở nhỏ, ông đuợc nuôi trong đền chùa, đọc sách học hành, lớn lên nuôi mộng nghệ sĩ phiêu bạt bốn phương. Vài năm sau, nhờ được sự hâm mộ của Hà Nam Thái thú Lý Tề Vật, ông được ban tặng nhiều sách thi thư và được giới thiệu đến làm mạc khách cho Cảnh Lăng tư mã Thôi Quốc Phụ, được Thôi Quốc Phụ chỉ giáo, huấn luyện thêm. Sau nhiều năm khắc khổ công phu, lại được danh sư chỉ điểm, học vấn Lục Vũ nhờ đó tiến bộ nhiều, trở thành người đọc rộng hiểu xa. Văn chương mỹ lệ và giao du rộng rãi với các tài tử nên cũng có chút tiếng tăm đương thời, sách Toàn Đường thi cũng có chép thơ do ông sáng tác.
Lục Vũ và “Trà Kinh”
Lục Vũ sống vào đời đại thịnh Đường, đúng vào thời kì nghề trà ở Trung Quốc phát triển mạnh. Đương thời, vùng duới sông Giang Hoài trở về phương nam, cây trà được trồng rộng rãi, lá trà được đề cao, phẩm loại tăng rất nhiều. Dùng trà để uống, từ Giang Nam truyền lên phương bắc ngày càng thịnh hành. Theo sách “Phong thị kiến văn ký” của Phong Diễn đời Đường chép thì thời Khai Nguyên (niên hiệu của Huyền Tông), núi Thái Sơn có tăng nhân truyền đạo Thiền. Học Thiền truớc tiên cần không ngủ ban đêm, vì vậy Thiền tông đều uống trà cho đỡ buồn ngủ, uống trà trở thành một nội dung rất quan trọng trong đời sống học Thiền, sau này dân gian “bắt chước theo thành phong tục”. Cuộc sống Thiền tăng là nhàn nhã mà u viễn, họ nấu trà và uống trà mỗi lúc một tân kỳ mới lạ, đi tìm ý thú thanh nhã cao viễn. Đạo Thiền có tập tục uống trà ,dần dần cách uống trà thô thiển bị bãi bỏ và cách uống trà thanh nhã được đề cao. Triều Đường rất trọng Thiền tông, vì vậy cách uống trà gây ảnh hưởng đến các văn nhân sĩ đại phu. Lục Vũ sống từ nhỏ trong chùa lại càng bị ảnh hưởng trong bối cảnh ấy, nên ông đã viết cuốn “Trà Kinh”.
_ Theo sử sách ghi chép, Lục Vũ 22 tuổi mới bắt đầu xuất du, đi qua các đất Ba Sơn, Giáp Châu lên tới Nghĩa Dương quận miền Bắc (nay là suốt dọc vùng Tín Dương, Hà Nam). Năm 24 tuổi, ông xuất du lần thứ hai đến hạ lưu sông Trường Giang và các đất lưu vực sông Hoài. Trong vòng vài năm, dấu chân ông ghi lại khắp các vùng Sơn Nam, Hoài Nam, Kiếm Nam và 23 châu nổi tiếng về sản xuất Trà ở Chiết Đông. Ông tiến hành nghiên cứu thực địa, khảo sát đủ mọi mặt trồng trọt, bảo duỡng, hái lá trà, nghệ thuật sao chế và thông hiểu các tập quán thích trà, uống trà ở khắp nơi. Ông sưu tập đuợc rất nhiều tư liệu về trà, chuẩn bị đầy đủ cho trứ tác của mình. Lục Vũ có người bạn là thi nhân nổi tiếng Hoàng Phủ Tăng có bài thơ “Tống Lục Hồng Tiệm sơn nhân thái trà” như sau:
Thiên phong đãi bô khách
Xuân minh phục tùng sinh
Thái trích hoà thám xứ
Yên hà tiển độc hành
U kỳ sơn tự viễn
Dã phạn thạch tuyền thanh
Tịch mịch nhiên đăng dạ
Tương tư nhất khánh thanh
(Núi cao chờ khách lạ
Trà xuân non nảy chồi
Hái lá và thăm thú
Mây mù một mình thôi
Chùa núi xa thăm thẳm
Cơm vắt nước suối xuôi
Tịch mịch đèn khuya thắp
Nhớ tiếng chuông xa vời
Bài thơ như tái hiện cảnh Lục Vũ trèo qua những ngọn núi xa ăn gió nằm sương thăm cảnh núi trà.
Khoảng năm Thương Nguyên đầu tiên (năm 760), Lục Vũ 28 tuổi, du lịch đến Hồ Châu (nay là Chiết Giang). Hồ Châu cũng là nơi nổi tiếng sản xuất Trà, ở đây có núi Cố Chử có loại tử duẫn trà “nước trong xanh thơm phức, mùi vị làm say người”, là cống phẩm dâng hoàng đế. Có thơ khen loại trà này là:
“Phụng liễn tầm xuân bán túy hồi.
Tiên nga tiến thủy ngự liêm khai.
Mẫu đơn hoa tiếu kim điền động.
Truyền tấu Ngô Hưng tử duẫn lai”
(Xe loan tìm xuân nửa tỉnh về.
Tiên nga dâng rượu màn ngựa che.
Mẫu đơn cười để thoa vàng động.
Tử duẫn trà đem tới tận hè).
Mỗi năm, đến thời tiết hái trà, quan quận thủ phải đến hiện trường đôn đốc, kẻ làm sai dịch hái trà và sao chế đạt tới số vạn người. Lục Vũ ở lại quê hương của trà ấy, mắt thấy tai nghe, tích lũy nhiều hiểu biết liên quan về trà.
Lúc ở Hồ Châu, Lục Vũ kết giao với cao sĩ danh tăng Nhan Chân Khanh, Lý Dã, Mạnh Giao, Trương Chí Hoà, Lưu Trường Khanh, Linh Triệt, Hạo Nhiên. Họ làm thơ xuớng hoạ, thường lai vãng với nhau. Những người ấy đều là cao thủ về thẩm định trà, trong đó Hạo Nhiên hoà thượng nổi tiếng “thi tăng” rất am hiểu trà đạo, là một nhân vật quan trọng đã hướng dẫn các văn nhân.